Chạy Trong Chánh Niệm

Giữa thiền chánh niệm trong đạo Phật và chạy bộ có mối liên hệ như thế nào? Đây là trường hợp mình đã trải nghiệm và thắc mắc. Mình đã nghiên cứu rất nhiều sách và tài liệu về vấn đề này. Nhưng đến khi gặp tác phẩm “Chạy trong chánh niệm” của tác giả Mackenzie L.Havey thì mọi nghi vấn dần sáng tỏ. Sau khi đọc xong tác phẩm này mình xin chia sẻ với các bạn một vài điểm nhấn của quyển sách này:

Chánh niệm là chú ý tới các suy nghĩ một cách không phán xét, nhận diện từng suy nghĩ khi chúng xuất hiện trong đầu và để chúng đi qua mà không bị ám ảnh, không cố gắng xua đuổi hay đeo bám suy nghĩ này.

Chạy trong Chánh niệmlà một hình thức hành thiền khi đang chuyển động – một phương pháp nhắc nhở bạn hãy nhận thức và có mặt trong hiện tại khi đang chạy.

Tôi nghiệm thấy việc hành thiền thực sự giống như một bài tập luyện tập trí óc hơn là một hoạt động tâm linh huyền bí, nên cuối cùng, tôi quyết định gắn bó lâu dài với nó.

Nếu luyện tập đúng cách, chúng ta có thể tái cấu trúc chức năng não bộ của mình một cách hiệu quả.

Các bài tập hiếu khí không chỉ thúc đẩy tính mềm dẻo của não bộ bằng cách tạo ta liên kết mới giữa các tế bào thần kinh trong não, còn còn kích thích sự phát triển của hệ thần kinh bằng cách giải phóng một loại protein có tên là “hoạt chất dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não” (BDNF), thường được biết đến là “dinh dưỡng vàng cho sự phát triển của não bộ”.

Xem thêm:   Hoang Mang

Chạy bộ giúp ta tạo ra gần gấp đôi số lượng tế bào mới.

Bài tập hiếu khí làm tăng khối lượng chất xám ở nhiều vùng của não, được cho là thông qua sự hình thành của các mối nối mới giữa các tế bào thần kinh để tạo ra mạng lưới vững chắc hơn. Điều này góp phần làm tăng cường trí nhớ, khả năng điều tiết cảm xúc và chức năng nhận thức tổng thế.

Nếu chạy bộ mở đường cho sự xuất hiện của các tế bào não mới, thì chánh niệm có thể là một trong những biện pháp tốt nhất để nuôi dưỡng các tế bào này trở nên khỏa mạnh.

Phải mất trung bình 66 ngày liên tiếp thực hiện một công việc cụ thể mới biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.

Hành trình khám phá thực sự không phải là tìm kiếm cảnh quang mới mà là có đôi mắt mới.

Mỗi buổi chạy là một trải nghiệm rất khác. Thời tiết khác, thời gian khác, cự ly cũng khác… Dù cơ thể tôi dường như chẳng khác gì so với ngày hôm qua, nhưng thực ra, nó đã khác đi rất nhiều, và sự khác biệt này đóng góp vào hằng hà sa số các thay đổi trong một buổi chạy mới.

Quy trình Tập trung – Thấu hiểu – Dòng chảy.

Mỗi ngày, tôi đều học lại cách chạy từ đầu.

Là một runner, lâu nay tôi luôn có hứng thú tìm hiểu chánh niệm, nhưng để ngồi xuống và thiền thì khó thật. Do đó tối bắt đầu ứng dụng chánh niệm vào bài tập chạy bộ của mình. Mỗi buổi chạy chủ yếu là để thư giãn và quay về với bản thân, không còn liên quan tới việc chạy nhanh, chạy xa hay chạy hết sức nữa.

Xem thêm:   Thiên Hồn

Khi hít thở , hãy chú ý đến cách bạn đưa không khí vào người. Tốt nhất là hút vào sâu dưới bụng chứ không hít nông chỉ tới ngực.

Thở cơ hoành là một một khía cạnh cơ bản của thiền trong chánh niệm, còn gọi là thở sâu hoặc thở bằng bụng, chó phép cơ thể trao đổi oxy nhiều hơn để có nhiều oxy đi vào máu hơn.

Khái niệm “dòng chảy” để định nghĩa về “ trạng thái ý thức tập trung cao độ.

Việc đạt đến trạng thái dòng chảy có thể biến một hoạt động bình thường trở thành ý nghĩa một cách phi thường. Nghiên cứu của Csikszentmihalyi đã chỉ ra rằng, con người nhận thấy cuộc sống của họ hạnh phúc, có ý nghĩa và có mục đích hơn sau khoảng thời gian ở trong trạng thái dòng chảy.

Tư duy không phán xét là một điều quan trọng bởi nó nhấn mạnh rằng một khi cố gắng khơi lên trạng thái dòng chảy thông qua sức mạnh tuyệt đối của ý chí thì khi đó, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó. Như Tiến sĩ Benzo gàn đây đã viết: “Dòng chảy trong cuộc sống tuân theo các định luật vật lý: Điện trở càng thấp – hay càng ít đối kháng với nhãng gì đang diễn ra bây giờ và ở đây – thì dòn chảy sẽ lớn”.

Nhiều vận đông viên thành công nhất trên thế giới còn tin rằng chánh niệm là điều cần thiết để đạt thành tích tối ưu.

Xem thêm:   Nguyên Tắc Tư Duy 80% Trên 20%

Chánh niệm giúp kết nối các phản ứng vô thức sơ khai với những vùng não bậc cao chịu trách nhiệm điều hành suy nghĩ.

Chú tâm không phải là việc nhìn thấy những gì đang hiện hữu trước mắt chúng ta, mà đó còn là cách ta đắm mình trong sự hòa hợp của cơ thể, tâm trí và tâm hồn.

Trên đây là những nhận định riêng của độc giả. Nếu các bạn đọc thấy hay thì mua sách gốc ủng hộ tác giả nhé. Xin chân thành cảm ơn.

Related Posts