Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

hidden hit counter

. CUỐN ‘VIỆT SỬ – LỚP ĐỆ NHẤT’ (12/12) CỦA ÔNG & BÀ TĂNG XUÂN AN, SÁCH GIÁO KHOA VIỆT NAM CỘNG HOÀ, XUẤT BẢN TẠI SÀI GÒN, 1960 . Đó là cuốn sách giáo khoa về giai đoạn lịch sử 1884-1954, biên soạn theo chương trình của Bộ Quốc gia Giáo dục chế độ cũ, xuất bản vào năm thứ 5 thời Đệ nhất Cộng hoà (1955-1963).

Nội dung: chống Pháp, chống Nhật, chống Pháp tái chiếm, chống cộng sản (Việt Minh), đặc biệt đề cập đến Quốc gia Việt Nam… Dĩ nhiên không thể không ít nhiều sai lạc.

1) Sai lạc về cái chết của vua Kiến Phúc trong sự kiện “Tứ nguyệt tam vương” (1883-1884) và sai lạc ở việc trích thành bài đọc thêm từ bản Chiếu-Cần-vương-giả-mạo trong sách của Phan Trần Chúc. Hai soạn giả Tăng Xuân An bỏ quên ba bản dụ của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết ban ra từ Tân Sở…v.v…

(Sách “Lịch sử Việt Nam và thế giới – lớp đệ tứ” của nhà giáo Trần Hữu Quảng, Nxb. Nguyễn Du ấn hành tại Sài Gòn, 1959, tr.5, khẳng định rõ vua Kiến Phúc chết vì bệnh, ông Nguyễn Văn Tường sau 05-07-1885 ở lại Huế để điều đình…

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2983363551937576 )

2) Đề cao quá đáng Ngô Đình Diệm theo văn bản của Bộ Thông tin thời ông Diệm làm tổng thống…v.v….Và vì thế, đánh giá thấp Mặt trận Quốc gia tranh thủ độc lập, thống nhất với biểu tượng triều Nguyễn là Bảo Đại… (Sau 1963, phần về Ngô Đình Diệm bị tước bỏ ở các sách giáo khoa sử học khác).

Điều chính yếu là NỘI DUNG CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT (theo tinh thần Quốc gia) khá đầy đủ. CHỐNG THỰC DÂN, PHÁT XÍT là ưu điểm của sách giáo khoa sử học thời Việt Nam cộng hoà 1954-1975.

T.X.A. (Trần Xuân An) 15-09-2021

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/2981783678762230

Dẫn lại mấy cuốn sách giáo khoa môn sử bậc trung học của chế độ VNCH. 1954-1975, về giai đoạn 1884-1954, chỉ để làm rõ NỘI DUNG CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT THEO TINH THẦN QUỐC GIA (1945-1975), còn triều Tự Đức – Hàm Nghi chống Pháp và diễn biến phong trào Cần vương – Văn thân thì đã làm rõ từ hai mươi năm trước (2000…):

Tải sách PDF xuống để đọc: Xem 4 cuốn sách PDF (1- Lịch sử Việt Nam và thế giới sử lớp đệ tứ [9/12] của Ô. Trần Hữu Quảng, Sài Gòn – 1959; 2- Việt sử lớp đệ nhất [12/12] của Ô.B. Tăng Xuân An, Sài Gòn – 1960; 3- Sử, Địa lớp đệ nhất của Ô. Đỗ Quang Chính, Sài Gòn – 1967; 4- Sử Địa đệ nhất A,B,C,D (12/12) của Lê Kim Ngân, Sài Gòn – 1969):

Xem thêm:   Nghịch lý của sự lựa chọn PDF- Tại sao nhiều hơn lại ít hơn

Bấm vào mỗi dòng chữ link-hoá dưới đây: . LINK SÁCH Ô. TRẦN HỮU QUẢNG . https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/lichsu-vn-thegioilop-detu-1959.pdf . LINK SÁCH Ô. & B. TĂNG XUÂN AN . https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/sach-viet-su_lop-de-nhat-1960-61_tang-xuan-an.pdf . LINK SÁCH Ô. ĐỖ QUANG CHÍNH . https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/su-vn_su-tg_dia-ly_de-nhat-1966-1967_do-quang-chinh.pdf . LINK SÁCH Ô. LÊ KIM NGÂN . https:// txawriter. files. wordpress. com/2021/09/sach-cu_su-dia_lop-de-nhat-1969_le-kim-ngan.pdf . Nguồn: tusachtiengviet – Vy Lan – ndclnh-mytho …

THÊM VÀI GHI CHÚ SƠ SÀI: 1) Cuốn thứ nhất: Sách giáo khoa “Lịch sử Việt Nam và thế giới sử – lớp đệ tứ” (9/12) (Nxb. Nguyễn Du, SG. – 1959) của ông Trần Hữu Quảng viết về sự kiện “tứ nguyệt tam vương”, nhưng chỉ đề cập đến cái chết vì bệnh của vua Kiến Phúc; và quan trọng nhất là viết rõ Dụ Cần vương phát đi từ Tân Sở, Cam Lộ, Quảng Trị (sđd., tr.5-6). 2) Cuốn thứ hai: Sách giáo khoa “Việt sử – lớp đệ nhất” (12/12) (Nxb. Tao Đàn, SG. – 1960) của ông bà Tăng Xuân An viết như thế nào về sự kiện “tứ nguyệt tam vương”? 2a) Dục Đức và Trần Tiễn Thành đã vi phạm luật triều Nguyễn là đã tự ý cắt bớt di chiếu của vua Tự Đức, nên Dục Đức đã bị hai phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế truất (không nói đến tình tiết Dục Đức cho giáo sĩ vào cung cùng những tình tiết Dục Đức vi phạm điển lệ khác). 2b) Vua Hiệp Hoà (Hồng Dật, em vua Tự Đức) bị Tôn Thất Thuyết buộc phải tự tử theo lệ “tam ban triều điển”… 2c) Vua Kiến Phúc bị hai vị phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đầu độc. Đó là lượng thông tin từ sách của ông bà Tăng Xuân An (1960) (sđd., tr.71-72). 3) Cuốn thứ ba: Sách giáo khoa “Sử, địa – lớp đệ nhất” (12/12) (Nxb. Đường Sáng, tái bản, SG. – 1967) của ông Đỗ Quang Chính viết về sự kiện “tứ nguyệt tam vương” rất giản đơn; đồng thời viết rõ, tinh thần chủ chiến của hai vị phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là nguyên nhân Pháp tấn công kinh thành Huế (sđd., tr.27). 4) Cuốn thứ tư: Sách giáo khoa “Sử – Địa đệ nhất A,B,C,D” (lớp 12/12) (Nxb. Văn Hào, SG. – 1969) của ông Lê Kim Ngân, viết rõ cái chết của vua Kiến Phúc là do bệnh (sđd., tr.37); và về phong trào Văn thân Nghệ – Tĩnh năm 1874 trước đó mười năm, chủ yếu là “sát tả” (giết đốt các làng Thiên Chúa giáo) chứ bấy giờ ở hai tỉnh ấy và cả Quảng Bình, Thanh Hoá không có quan lính Pháp, chỉ có vài cố đạo Pháp (sđd., tr.40).

Xem thêm:   Download trọn bộ sách phong thủy pdf hay nhất mọi thời đại

T.X.A. 16-09-2021 . Tập thơ 17 + bài 17 BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI Trần Xuân An

lăng bà uy nghi, dù nay rêu cỏ Sử quán nghiêm minh, Tôn phủ răn mình có thân vương, công chúa còn rõ tội nến xưa Học Phi toả sáng trung trinh

cho dù ai mưu cày lăng chứng tích Bộ Công xưa đã đúng mực kính bà mặc kẻ thù tung tin như tro trấu sử soi qua rêu, gạch vẫn sắc hoa

giặc chiếm, vua không quyền, quan hãnh tiến không truất được Phi, chẳng bản án nào Học Phi mất, lúc hoàng triều khốn khó Thực lục mới là tấm bia lăng cao

Thực lục muôn đời tấm bia bằng ngọc nắng soi đạo đức, yêu nước thương dân trước hậu sinh, tối đi hay bừng sáng trong lăng Học Phi, trong trẻo vô ngần.

T.X.A. trước 06 & 08-08-2017 HB17 . “Đại Nam thực lục” là ngọc trong di sản sử liệu. Hậu thế đánh giá nó, theo quan điểm khoa học, dân tộc hơn: nó tối đi hay bừng sáng (tuỳ nhân vật, tuỳ sự việc, tuỳ giai đoạn lịch sử trong đó). Sách báo bôi nhọ lịch sử, như về Học phi Nguyễn Thị Hương. Nguyên tắc: Không có án đã tuyên, không có quả tang, thì không được bàn. Về Học phi Nguyễn Thị Hương, chính sử (“Đại Nam thực lục”) đã minh định. Các bài viết hiện nay bôi nhọ bà là phạm pháp. . . Ảnh: Lăng Học Phi (h.1); sơ đồ quần thể Lăng Tự Đức, trong đó có Lăng mộ bà Học Phi (h.2). Nguồn ảnh: Facebook của anh Nguyễn Phước Bửu Nam. . https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/1916964295244179 . http:// www. tranxuanan-poet. net/…/bong-hien-ro-lang-ba… . Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Xem thêm:   Tam Thế Thư – Gia Cát Lượng

Ảnh: Nhà bia, tẩm (mộ) bà Học Phi. Nguồn: FB. anh Nguyễn Phước Vĩnh Khánh . Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương) .

Bốn đầu sách của Trần Xuân An: .

. TÌM PHẦN GIAO GIỮA ĐỎ VÀ VÀNG

Tôi có viết dăm bài thơ, với mục đích hoà giải dân tộc, cụ thể là tìm điểm giao giữa Đỏ và Vàng, Miền Bắc và Miền Nam (1945-1954-1975), và lấy nội dung truyền thụ, giáo dục môn lịch sử làm dẫn chứng, cứ liệu của tư tưởng, cảm xúc thơ. Mặc dù dân tộc ta bị phân hoá, một theo Khối Liên Xô đứng đầu, một theo Khối Mỹ đứng đầu, nhưng cả hai đều CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT xâm lược, thể hiện rõ trong SÁCH GIÁO KHOA MÔN SỬ, nhất là ở bậc trung học — bậc học mà đại đa số thế hệ trẻ bấy giờ đều theo học và họ ở lứa tuổi đủ lớn để có ý thức tiếp thụ, phân tích.

Do đó, tôi có dẫn lại bốn cuốn sách giáo khoa của các ông Trần Hữu Quảng (xb. 1959), Đỗ Quang Chính (xb. 1967), Lê Kim Ngân (xb. 1969), và của ông bà Tăng Xuân An (xb. 1960) *.

Tôi không làm lại việc làm rõ cái chết của vua Kiến Phúc cùng cả sự kiện “tứ nguyệt tam vương”, nhiệm vụ lịch sử sau ngày 05-07-1885 của Nguyễn Văn Tường, cái chết của ông nơi lưu đày biệt xứ Tahiti, và phong trào Cần vương (1885-1896), vì đã LÀM RỒI (qua bốn đầu sách của tôi về Nguyễn Văn Tường [1824-1886]), mà chỉ nhấn mạnh TINH THẦN CHỐNG PHÁP, CHỐNG NHẬT NÓI CHUNG CỦA DÂN TỘC TA, thể hiện ở sách giáo khoa cho thế hệ trẻ thuở 1954-1975, ở cả hai miền, bên này và bên kia sông Bến Hải.

Đó là điểm giao lớn nhất, quan trọng nhất, để hoà giải hoà hợp.

T.X.A. 20-09-2021 …………..

(*) Có sách PDF (tôi tìm thấy qua Google search) của bốn tác giả, nhóm tác giả trên. Có thể dễ dàng tải xuống để đọc. Link trên trang này.

.

Related Posts