Phân biệt “chuyện” hay “truyện” – cách dùng đúng

Phân biệt “chuyện” hay “truyện” – cách dùng đúng

Có rất nhiều người sử dụng nhầm lẫn giữa từ truyện và chuyện. Điều này sảy ra không chỉ ở người Việt, mà cũng là vướng mắc chung của cả những bạn bè quốc tế khi học ngôn ngữ Việt Nam. “Truyện” hay “Chuyện”? Trong bài viết này, chúng ta cùng phân tích để dùng đúng từ chuyện và truyện. Để không còn phải loay hoay mỗi khi rơi vào tình huống sử dụng từ truyện hay chuyện.

Phân biệt “chuyện” hay “truyện” - cách dùng đúng

Phân biệt truyện hay chuyện

Nhiều người nhầm lẫn giữa chuyện và truyện. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có nhiều, nhưng dễ thấy là: 2 từ này có ý nghĩa và âm đọc rất gần nhau (/ch/ và /tr/ có thể chuyển hóa cho nhau, người miền Bắc không phân biệt được 2 phụ âm này).

Về từ nguyên, chuyện và truyện đều bắt nguồn từ một từ Hán là 傳 mà một trong các âm đọc phổ biến của nó hiện nay là truyện, nghĩa gốc là “sách của hiền nhân làm ra” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).

Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chuyện và truyện hoàn toàn khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chuyện có nét nghĩa đầu tiên là “sự việc được kể lại”. Còn truyện có một trong hai nét nghĩa là “tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn”.

Xem thêm:   Tham sân si trong kinh Pháp cú

Như vậy, có thể phân biệt 2 từ này ở một số phương diện sau:

1. Truyện thuộc lĩnh vực văn chương

Đối với các từ: truyện ngắn, truyện dài, truyện trinh thám, truyện tranh… Được cụ thể hoá bằng văn bản, in ấn, phát hành bản cứng hoặc bản điện tử. Còn chuyện lại thuộc các lĩnh vực khác, như trong trường hợp: chuyện vui, chuyện tình, chuyện đời, chuyện vu vơ, chuyện tầm phào

2. Truyện tồn tại ở dạng văn bản

Truyện luôn liên quan đến các hoạt động viết, xem, đọc, thưởng thức, như trong: tác phẩm truyện, văn bản truyện, viết truyện, đọc truyện, thưởng thức truyện… Trong khi đó, chuyện chủ yếu tồn tại ở dạng ngôn ngữ nói, liên quan đến các hoạt động nói, kể, nghe, như trong: kể chuyện, nói chuyện, trò chuyện, buôn chuyện, hóng chuyện

Mặt khác, truyện thường cụ thể và chặt chẽ, có tính hệ thống, có thể định lượng (bao nhiêu chữ, câu, trang sách), có tính chọn lọc về ngôn ngữ. Còn chuyện thường mơ hồ, ít chặt chẽ, khó định lượng, ít chọn lọc về ngôn ngữ. Chẳng hạn, với khái niệm chuyện đời, ta rất khó để xác định đó là chuyện gì, có những nội dung gì, dài ngắn bao nhiêu.

Với trường hợp chuyện/ truyện cổ tích, chuyện/ truyện dân gian, có thể hiểu, khi là chuyện, đó là tác phẩm còn tồn tại trong dân gian, truyền miệng qua lời kể lại. Còn khi đã là truyện thì những tác phẩm ấy đã được sưu tầm, cụ thể hóa thành văn bản hoặc in thành sách

Xem thêm:   Top 20 cuốn tiểu thuyết ngôn tình hay nhất phải đọc ít nhất một lần trong đời

Riêng đối với từ “truyện cổ tích” thì cũng có thể viết “chuyện cổ tích” vì cái này không có sự phân biệt rõ nên viết chuyện cổ tích hay truyện cổ tích? Câu trả lời hẳn bạn đã có sau khi xem phần phân tích bên trên. Truyện cổ tích có nghĩa là một quyển sách, còn chuyện cổ tích là nội dung của cuốn sách đó được kể lại bằng lời sau khi đọc ????

Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im. Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví, nhớ làng Sen từ thuở ấu thơ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ.

(Trích: Lời Bác Dặn Trước Lúc Đi Xa)

Một số trường hợp chính tả đúng – sai

Đúng:

  • Truyện ngắn
  • Truyện tranh
  • Truyện dài tập
  • Sách truyện đọc lớp 3
  • Kể lại câu chuyện
  • Truyện cười vô va

Sai:

Câu truyện, kể truyện, nói truyện, chuyện đọc, tác phẩm chuyện, …

Kết luận

  • Truyện được cụ thể bằng văn bản, sách
  • Chuyện thường được kể lại, tồn tại ở dạng văn nói

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ không bị nhầm lẫn mỗi khi sử dụng truyện hay chuyện và phân biệt được:

  • Câu truyện hay câu chuyện là đúng?
  • Nên viết kể chuyện hay kể truyện?
  • Nói chuyện hay nói truyện?
  • Truyện đọc hay chuyện đọc đúng chính tả?

Bạn đọc tìm kiếm:

  • https://xn-hay-uqa vn/cach-dung-chuyen-hay-truyen/ (53)
  • https://xn-hay-uqa vn/cach-dung-chuyen-hay-truyen/#phan-biet-chuyen-hay-truyen-cach-dung-dung (1)
Xem thêm:   Những bài thơ tình hay bất hủ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu

Related Posts