Sơ đồ tư duy là gì, 5 loại sơ đồ tư duy giúp sáng tạo hiệu quả

Sơ đồ tư duy (Mind map) là một phương pháp tổ chức thông tin trực quan dưới dạng đồ hoạ, sơ đồ tư duy phân cấp các thông tin và xây dựng mối liên hệ giữa các thông tin đó với nhau, tạo ra một mạng lưới thông tin.

Sơ đồ tư duy là công cụ hữu ích trong lĩnh vực sáng tạo, nghiên cứu và học tập vì nó hỗ trợ ghi chú thông tin, cho thấy các thông tin khác nhau có thể liên quan với nhau như thế nào, đồng thời cung cấp các dữ kiện giúp giải quyết các vấn đề hoàn toàn mới lạ.

Lược sử về sơ đồ tư duy

Porphyry of Tyre, một nhà triết học sống tại thế kỷ thứ 3 ở Hy Lạp và La Mã được ghi nhận là người lập sơ đồ tư duy đầu tiên về các nội dung của nhà triết học, bác học Aristotle.

Từ những năm 1970, khái niệm sơ đồ tư duy bắt đầu trở nên phổ biến trong giới khoa học và nghiên cứu.

Thuật ngữ sơ đồ tư duy được phổ biến bởi nhà tâm lý học, người dẫn chương trình truyền hình tại vương quốc Anh, tên là Tony Buzan, ông là người đã hệ thống chi tiết và rõ ràng hơn về sơ đồ tư duy vào năm 1974.

5 loại sơ đồ tư duy

Có năm loại sơ đồ tư duy từ đơn giản tới phức tạp, những thông tin về loại sơ đồ tư duy dưới đây, sẽ cung cấp thông tin giúp bạn dễ dàng lựa chọn, thực hiện công việc cá nhân hoặc làm việc nhóm.

1. Sơ đồ tư duy đơn giản (Simple Mind Map)

Sơ đồ tư duy đồ hoạ đơn giản, trực quan dưới dạng sơ đồ cây hoặc sơ đồ con nhện, tại sơ đồ tư duy đơn giản, các thông tin sẽ lan toả ra từ một thông tin trung tâm, và các thông tin nhỏ hơn sẽ là các nhánh con của thông tin lớn. Sơ đồ này rất hữu ích trong việc thiết kế thương hiệu.

Xem thêm:   13 câu nói xứng đáng để bạn chọn làm châm ngôn sống của năm 2019

Hướng dẫn thực hiện sơ đồ tư duy đơn giản:

  • Viết một thông tin chính tại trung tâm của khoảng trống (tờ giấy, bảng mica, word…)
  • Phát triển những thông tin liên quan nhất tại vòng thứ hai và tiếp tục phát triển ra các vòng tiếp theo
  • Hãy sử dụng các từ khóa trên mỗi thông tin

2. Sơ đồ tư duy khái niệm (Concept map)

Sơ đồ tư duy khái niệm yêu cầu người thực hiện sắp xếp các thuộc tính liên quan tới khái niệm một cách logic nhằm liên kết các thuộc tính với khái niệm, từ đó giúp người thực hiện hiểu được bản chất và toàn bộ nội dung thuộc khái niệm. Sơ đồ này rất hữu ích trong việc thiết kế logo.

Hướng dẫn thực hiện sơ đồ tư duy khái niệm:

  • Viết khái niệm chính, dán thêm hình ảnh hoặc những câu trả lời cho khái niệm
  • Brainstorm danh sách các thuộc tính liên quan tới chủ đề, mở rộng thuộc tính theo phương ngang, ghi chút tất cả những thuộc tính mà bạn nghĩ liên quan tới khái niệm.
  • Bắt đầu kết nối nội dung bằng đường kẻ khi những thuộc tính liên kết với nhau.
  • Sắp xếp các thuộc tính quan trọng vào gần khái niệm trung tâm.

3. Sơ đồ tư duy từ khóa ngẫu nhiên (Random word)

Sơ đồ tư duy từ ngẫu nhiên giúp thể hiện những góc khuất trong tiềm thức, giúp bạn có góc nhìn hoàn toàn mới lạ về những vấn đề đang phải đối mặt. Bằng cách thấu hiểu vấn đề, trong tâm trí bạn sẽ nảy sinh ra những từ khoá có thể phản ánh vấn đề đó.

Xem thêm:   Khái niệm truyện cười và một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam

Việc nhận thấy những từ khoá liên quan tới vấn đề có thể giúp bạn đưa ra những sáng kiến giải quyết.

Bằng cách ghi bất kỳ từ khoá nào mà bạn đang nghĩ trong đầu liên quan tới từ khoá vấn đề, bạn hãy viết một cách ngẫu nhiên, có thể là trong vô thức, có thể giúp bạn nhận ra được giải pháp bất ngờ.

Sơ đồ tuy duy từ ngẫu nhiên rất vui khi thực hiện nhóm, nó thể hiện và phản ánh nhiều suy nghĩ thú vị, đôi khi là hữu hiệu để giải quyết vấn đề.

Hướng dẫn thực hiện sơ đồ tư duy từ khóa ngẫu nhiên:

  • Xác định vấn đề, thách thức bạn phải giải quyết
  • Viết tất cả những gì bạn nghĩ, đừng lo lắng sẽ không đúng
  • Viết thật nhiều từ khoá càng nhiều càng tốt
  • Hãy phân tích và liên kết các từ khoá với nhau để tìm thấy mối quan hệ của chúng

4. Sơ đồ tư duy lưu đồ (Flowchart)so do tu duy la gi 5 loai so do tu duy giup sang tao hieu qua 5

Đây là phương pháp lập sơ đồ tư duy thể hiện một quá trình, nó có thể hiển thị dưới nhiều hình dạng khác nhau, được thực hiện logic và tuần tự theo các mũi tên.

Sơ đồ tư duy lưu đồ là phương pháp tư duy từng giai đoạn, thể hiện quy trình làm việc được thể hiện đồ hoạ.

Phương pháp tư duy này giúp người thực hiện suy luận ra những dữ kiện tiếp nối nhau. Phương pháp này thường được thể hiện dưới các hình hộp màu khác nhau. Phương pháp này phù hợp với xây dựng quy trình sản xuất hoặc quy trình UI/UX trong thiết kế trang web.

Xem thêm:   Tổng hợp Mở bài hay Truyện Kiều - Nguyễn Du

Hướng dẫn thực hiện sơ đồ tư duy từ khóa ngẫu nhiên:

  • Đưa ra từ khoá đầu tiên
  • Suy luận ra những từ khoá tiếp nối liên quan tới từ khoá đầu tiên và tiếp tục
  • Nếu xuất hiện một khái niệm mới đột phá cần phân nhánh tiếp tục
  • Tự đặt mình vào vị trí người dùng để suy luận ra nhu cầu.

5. Sơ đồ tư duy đối thoại (Dialogue Map)

Bạn đã từng nghe câu thành ngữ, “mọi chuyện đều có hai mặt của nó”? điều này đề cập tới việc cách giải quyết vấn đề phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người.

Phương pháp sơ đồ tư duy đối thoại giúp người thực hiện xác thực các dữ kiện và xây dựng một bức tranh tổng quan về một vấn đề.

Lập sơ đồ tư duy đối thoại giúp nhóm thực hiện dự án thu hẹp những khoảng cách về kiến thức và sự hiểu biết về chủ đề mà nhóm thảo luận.

Đây là phương pháp tư duy nhóm được sáng tạo bởi Jeff Conklin vào năm 1990. Phương pháp này rất hữu ích trong việc tư vấn chiến lược thương hiệu.

Hướng dẫn thực hiện sơ đồ tư duy đối thoại:

  • Thành lập nhóm và chủ đề thảo luận
  • Tạo ra một người điều hành
  • Tạo ra một bảng câu hỏi chung và một sơ đồ thảo luận
  • Thống kê những câu trả lời và đưa ra nhận định chung

Trong bài chia sẻ này, Vũ cung cấp 5 phương pháp sơ đồ tư duy với giải thích và hướng dẫn, hy vọng sẽ đem đến kiến thức hữu ích giúp bạn đọc tư duy, sáng tạo tốt hơn.

Xin cảm ơn,

Related Posts