Bút danh các nhà văn nhìn từ góc độ ngôn ngữ

Cô bé kia có tên là Mộng Mơ không có nghĩa cô ấy là người hay mơ mộng. Võ đoán, quy ước còn thể hiện ở chỗ một người có thể có nhiều tên gọi, nhiều bút danh khác nhau. Nhà văn Tô Hoài- tên thật là Nguyễn Sen, có hàng loạt bút danh khác như: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa… Nhà thơ Chế Lan Viên- tên thật là Phan Ngọc Hoan, còn có các bút danh khác là: Chàng Văn, Thạch Hãn…Bên cạnh tính võ đoán, quy ước, bút danh( cũng như tên người nói chung) còn mang tính lý do. Có lí do ở chỗ hầu hết bút danh đều có nguồn gốc, xuất xứ, đều biểu hiện, nói lên đôi điều về con người mang cái tên ấy, gắn với sở thích ấy, cá tính của từng nhà văn. Cụ thể, có nhiều cách đặt bút danh liên quan tới những vấn đề ngôn ngữ học khá thú vị.

Một số tác giả đã sử dụng biện pháp nói lái để tạo bút danh cho mình. Tên thật nhà thơ Thế Lữ là Nguyễn Thứ Lễ. Bút danh Thế Lữ được hình thành từ cách nói lái một phần tên thật: Thứ Lễ -Thế Lữ. Do đặc trưng của âm tiếng Việt là bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần kết hợp với nhau khá lỏng lẻo, dễ tách rời cho nên bộ phận vần của hai âm tiết dễ dàng hoán vị cho nhau, từ đó tạo ra hiện tượng ta quen gọi là nói lái.

Bút danh Thế Lữ độc đáo không chỉ ở chỗ được hình thành từ cách nói lái mà còn gắn với nhiều hàm nghĩa. Trong bút danh Thế Lữ, có thể hiểu Thế là: thế gian, cõi đời; Lữ là lữ khách, là người đi đường xa. Trong bài thơ Cây đàn muôn điệu đã thể hiện rất rõ quan điểm sáng tác, quan điểm nghệ thuật của nhà thơ:

Xem thêm:   [Tóm Tắt & Review Sách] "Đi Qua Hoa Cúc”: Tiếc Nuối Cho Một Chuyện Tình Dang Dở - YBOX

Ta là khách bộ hành phiêu lãng

Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi

Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười…

Nhà thơ tự coi mình là một lữ khách trên đường đời vạn dặm. Điều đó ít nhiều được biểu hiện qua bút danh Thế Lữ – một bút danh in đậm màu sắc thoát li, phiêu lãng. Như vậy, bên ngoài là hình thức nói lái, bên trong là cả chiều sâu nghệ thuật, là quan điểm, là khuynh hướng, là tất cả những gì thuộc về con người và thơ văn ông. Biện pháp nói lái còn được sử dụng để tạo ra khá nhiều bút danh của các tác giả khác. Bút danh của nhà thơ Lữ Huy Nguyên được tạo ra từ tên thật của ông là Nguyễn Huy Lư. Nhà thơ Hưởng Triều còn có bút danh là Nguyễn Hiểu Trường (Tên thật của ông là Trương Gia Triều, tên thường gọi là Trần Bạch Đằng. Ông còn có bút danh là Nguyễn Trương Thiên Lí. Bút danh này gắn liền với bộ tiểu thuyết và kịch bản phim nổi tiếng Ván bài lật ngửa). Bút danh của nhà văn Trần Đăng cũng được tạo ra từ cách nói lái tên thật Đặng Trần Thi. Còn bút danh Phù Thăng, tác giả tiểu thuyết Phá Vây quen thuộc thì được tạo ra từ một hành vi chơi chữ – nói lái có phần bông lơn, nghịch ngợm. Tên thật của ông là Phu.

Xem thêm:   REVIEW KẾT ÁI: MỐI TÌNH ĐẦU CỦA THIÊN TUẾ ĐẠI NHÂN

Gắn liên với hình thức nói lái là những hình thức tạo bút danh bằng cách tách ghép chữ, hoán vị các tiếng trong tên thật. Bút danh hai nhà thơ Bằng Việt, Phác Văn được hình thành bằng cách hoán vị một số tiếng trong tên thật: Nguyễn Việt Bằng và Nguyễn Văn Phác. Tên thật của thi sĩ Huyền Kiêu là Bùi Lão Kiều. Nếu tách thanh điệu khỏi âm tiết trong tên thật sẽ được: Kiều = Kiêu + Huyền, hoán vị hai tiếng Kiêu Huyền = Huyền Kiêu.

Còn đối với nghệ sĩ ngôn từ Nguyễn Tuân thì “chơi chữ” là một trong những thú chơi tao nhã, ý vị và không kém phần quyến rũ. Cái thú ấy của nhà văn tài hoa này cũng bộc lộ trong một số bút danh của ông, như; Ngũ Tuyên Ân, Tuấn Thừa Sắc… Trong bút danh Ngũ Tuyên Ân, Ngũ Tuyên được hình thành từ Nguyễn (Ngũ là bộ phận âm đầu, âm đệm và thanh điệu của tiếng Nguyễn, trong tiếng Tuyên có phần vần của tiếng Nguyễn); Tuyên Ân được hình thành từ Tuân (trong tiếng Tuyên có phụ âm đầu của tiếng Tuân, còn trong tiếng Ân có âm chính, âm cuối của tiếng Tuân). Bút danh Tuấn Thừa Sắc lại được tạo ra theo một hướng khác. Tiếng Tuấn lược bỏ thanh sắc, sẽ còn Tuân (như vậy Tuân = Tuấn Thừa Sắc). Nhà văn Nguyễn Tuân còn có một bút danh khác nhưu: Nhất Lang, Ngột Lôi Quận, Thanh Hà, Nguyễn Bạch

Xem thêm:   Vai trò của gia đình đối với mỗi người?

Tỉnh lược, rút gọn là những biện pháp được dùng khá phổ biến trong ngôn ngữ. Những biện pháp này cũng được các nhà văn, nhà thơ sử dụng để tạo bút danh. Cách thức mà nhiều tác giả thường dùng là lược bỏ phần họ trong họ tên đầy đủ của mình, như: Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Huy Cận (Cù Huy Cận), Nguyên Hồng (Nguyễn Nguyên Hồng), Tế Hanh (Trần Tế Hanh), Hằng Phương (Lê Hằng Phương), Hữu Mai (Trần Hữu Mai), Văn Cao (Nguyễn Văn Cao), Thanh Tịnh (Trần Thanh Tịnh), Xuân Thiều (Nguyễn Xuân Thiều), Xuân Quỳnh (Nguyễn Thị Xuân Quỳnh), Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh)…Cạnh đó, có cách làm ngược lại là lược bỏ phần tên trong họ tên đầy đủ như: bút danh nhà thơ Nguyễn Duy Nhuệ, bút danh nhà văn trẻ Phạm Thị Hoài (tác giả tiểu thuyết Thiên sứ) được tạo thành từ tên thật Phạm Thị Hoài Nam…

Hai cách tạo bút danh nói trên đều theo hướng “song tiết hoá” các tên người vốn gồm ba hoặc bốn âm tiết (tiếng). Hướng “song tiết hoá” này tạo ra tính chất ngắn gọn, tiện dùng mà vẫn trang trọng cho các “quý danh”. Vì vậy, các văn nghệ sĩ ưa dùng như: Qúy Dương, Trung Kiên, Thanh Huyền, Thu hIền…

Tìm hiểu tính có lí do của các bút danh- cũng là con đường hình thành của những bút danh này, thử nhìn nhận các bút danh từ góc độ ngôn ngữ ta thấy quả có nhiều điều thật thú vị.

(Văn học và Tuổi trẻ)

Related Posts