Tâm Lý Thị Trường Chứng Khoán

Điều ấn tượng đầu tiên về cuốn sách Tâm lý thị trường chứng khoán là nó được viết và xuất bản vào năm 1912. Thật không thể tin được, trải qua hơn 100 năm mà những vấn đề về tâm lý trong giao dịch được tác giả George Charles Selden nêu ra và giải quyết vẫn còn quá nóng, quá đúng đến như vậy.

Với lối diễn đạt đơn giản nhưng logic, ngắn gọn nhưng sâu sắc, tác phẩm của G.C. Selden xứng đáng được tôn vinh là “cuốn sách bất tử với thời gian” bởi lẽ cho dù bạn là nhà đầu tư thuộc thời đại nào thì vấn đề tâm lý giao dịch luôn luôn tồn tại ở mọi dạng thị trường khác nhau, và trở thành “kinh thánh” cho các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là về tâm lý thị trường.

Cuốn sách này giúp người đọc thay đổi cách nhìn cách nhìn truyền thống về tâm lý đám đông trên thị trường. Chính tác giả của cuốn sách cũng đã nói rằng, khi bạn nhận thức được về tâm lý đám đông theo cách này, cũng là lúc bạn bước vào thị trường chứng khoán và khám phá những điều thú vị cùng những bí mật ẩn giấu phía sau trò chơi kinh doanh vĩ đại nhất mọi thời đại.

Mặc dù Tâm Lý Thị Trường Chứng Khoán có nội dung xoay quanh các vấn đề diễn ra trên thị trường chứng khoán nhưng các bạn vẫn hoàn toàn có thể áp dụng chúng trên các thị trường tài chính khác như ngoại hối hay tiền điện tử vì tâm lý đám đông trên những thị trường này có tính chất tương tự nhau. Và nếu đang là một trader, một investor, các bạn không nên bỏ qua cuốn sách tuyệt vời này.

Xem thêm:   Miền Quê Ngoại

Tác giả mong muốn cuốn sách sẽ trở thành công cụ hữu ích phục vụ những người đang quan tâm trực tiếp hay gián tiếp tới thị trường; và cũng hy vọng rằng, về mặt học thuật, nó sẽ là những lý luận cơ bản ban đầu trong một lĩnh vực mới mẻ, nơi cơ hội cho những nghiên cứu sâu sắc hơn vẫn còn đang rộng mở.

5 lời khuyên hữu dụng đã rút ra sau khi đọc cuốn sách này dành cho các nhà đầu tư cá nhân:

  • Mục đích chính của bạn là phải luôn giữ cho đầu óc minh mẫn và tỉnh táo. Do đó, đừng hành động vội vã dựa trên những thông tin cảm tính bề ngoài, đừng mua hay bán với khối lượng quá lớn đến nỗi phải lo lắng vì nó và đừng để bị ảnh hưởng bởi trạng thái của chính mình trên thị trường.
  • Hãy hành động dựa trên đánh giá của bản thân hoặc dựa hoàn toàn vào đánh giá của người khác
  • Khi còn nghi ngờ, hãy rời xa thị trường. Trì hoãn sẽ đỡ tốn kém hơn là thua lỗ.
  • Hãy cố gắng nắm bắt xu hướng cảm xúc. Dù nó có thể tạm thời đi ngược lại những gì các yếu tố cơ bản đang chỉ ra, nhưng đi ngược lại nó không phải là một phương cách hiệu quả.
  • Sai lầm lớn nhất của chín mươi chín trong số một trăm nhà kinh doanh đó là tin trường rằng thị trường sẽ còn đi lên khi nó đã ở đỉnh và còn đi xuống khi đã ở đáy. Vì vậy, đừng theo đuổi những gì bạn cho là không còn hợp lý, cho dù lợi nhuận mà bạn mất đi nếu không lànhuw thế có lớn đến đâu.

Related Posts