Sở Khanh – Kẻ ném thiên nhiên vào mặt Thuý Kiều

Nhưng trong cái đêm đi trốn với Sở Khanh, Thúy Kiều lại bị bỏ rơi giữa một thiên nhiên xa lạ, đầy hăm dọa. Dường như Sở Khanh đã ném cả thiên nhiên vào mặt Kiều để “rẽ dây cương” bỏ trốn trong chính khoảnh khắc Kiều muốn quên đi tất cả đất trời để dấn thân theo hắn tìm tự do.

Ba ám ảnh lớn của thiên nhiên

Có thể nói mùa thu, vầng trăng và ngọn cỏ là ba ám ảnh lớn trong trí tưởng tượng thi ca của Nguyễn Du, nhuốm đậm cảm xúc đau đời, thương người của nhà thơ.

Hình tượng mùa thu tràn ngập trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du với nhiều sắc thái tế nhị khác nhau, song Nguyễn Du thích khai thác cái lạnh, cái man mác, thấm thía của nó. “Mùa thu như dòng lệ chảy không ngớt”; “Hơi thu lạnh đã già cây cỏ tiêu điều”. Các tác phẩm của ông đã biểu hiện rõ một cuộc phiêu lưu của tâm hồn từ cái “lạnh tiêu điều” của cỏ cây đến cái “lạnh buốt xương khô” của con người:

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụtToát hơi may lạnh buốt xương khôNão người thay buổi chiều thuNgàn lau bạc trắng, lá ngô rụng vàng

Nếu như trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã quyết định lấy mùa thu lạnh lẽo làm khí hậu chính của âm phủ, của tình thương, thì trong Truyện Kiều, ông lại lấy mùa thu làm khí hậu chính của cõi người. Bao giờ Nguyễn Du cũng gửi gắm cho mùa thu những tâm tư sâu nặng nhất của mình ngay cả những khi chỉ miêu tả một chiếc lá, một khóm lau nho nhỏ, lẻ loi. Không có cái vui nào lại đầy đặn và sáng láng như cái vui của mùa thu:

Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc, non phơi bóng vàngKhông có cái buồn nào có thể mong manh hơn cái buồn của mùa thu:Đêm thu gió lọt song đàoNửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời

Vầng trăng trong Truyện Kiều cũng bị nhuốm dần cái lạnh của mùa thu. Vầng trăng xuất hiện lần đầu là một vầng trăng mùa xuân mở ra cuộc sống tâm hồn của Kiều với những dự cảm về tình yêu và số mệnh:

Gương nga chênh chếch dòm songVàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân

Cảnh trăng nước thật rạo rực và căng tròn sự sống. Nó là bức tranh của lòng yêu đời đang bừng lên trong trái tim Kiều. Nhưng rồi, vầng trăng ấy, tấm “gương nga” trong trẻo ấy đã bị cuộc đời quăng đi quật lại qua những bầu trời khác nhau, bị “xẻ làm đôi”, bị vỡ vụn chỉ còn “nửa vành”, cuối cùng chỉ còn một “mảnh”. Vầng trăng là hiện thân cuộc sống tâm hồn Kiều. Khi sống tâm hồn ấy bị huỷ diệt từ sau cái chết của Từ Hải, vầng trăng cũ vĩnh viễn tắt đi trên bầu trời của Truyện Kiều.

Cuộc đời của vầng trăng trong Truyện Kiều bị chia sẻ làm hai giai đoạn khác hẳn nhau, phản ánh hai tâm trạng khác nhau của Kiều. Từ khi Kiều gặp Kim Trọng đến lúc chia tay chàng, vầng trăng đã xuất hiện tới sáu lần để ghi nhận cái rạo rực của tâm hồn Kiều, trước tình yêu, trước tương lai. Vầng trăng đầy đặn nhất, sáng nhất khi Thúy Kiều và Kim Trọng trao duyên:

Xem thêm:   Bài Thơ Nhớ Của Hồng Nguyên ❤️️30+ Bài Thơ Về Nỗi Nhớ Hay

Vầng trăng vằng vặc giữa trờiĐinh ninh hai mặt một lời song song

Từ khi hai người chia tay đến khi Kiều mắc nạn phải bán mình cho Tú Bà, hơn 600 câu thơ mà trăng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trên đường Kiều về nhà chứa:

Dặm khuya ngất tạnh mù khơiThấy trăng mà thẹn những lời non sông

Vầng trăng đã trở thành lời trách móc, thành tấm gương để Kiều soi vào, thấy cái mất mát, cái đổ vỡ, cái bất hạnh ê chề của mình. Từ đây, vầng trăng chỉ hiện ra để in đậm cái cô đơn, cái lạnh lẽo, cái lẻ loi cô độc của tâm hồn Kiều:

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung…Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu…Vầng trăng ai xẻ làm đôiNửa in gối chiếc nửa soi dặm trường…

Nếu như trong Truyện Kiều vầng trăng hiện lên trên đầu con người để chia sẻ cái thực tại cô đơn, xa cách và mất hướng, thì ngọn cỏ hiện lên dưới gót chân con người để chia sẻ cái thực tại bị giày xéo, bị vùi lấp, bị quằn quại khổ đau. Ngọn cỏ trong Truyện Kiều chỉ mới kịp xanh có một lần xanh hồn nhiên, vào tiết thanh minh, mà cũng chỉ xanh ngắn ngủi trong vòng thời gian trước khi Kiều trông thấy nó trên mồ vô chủ:

Cỏ non xanh rợn chân trời.

Một màu xanh mênh mông, vô tận và căng tròn sự sống. Nhưng ngọn cỏ ấy lại bị ngọn lửa của định mệnh thiêu cháy ngay lập tức – ngay buổi chiều hôm đó nó đã bị nhuốm một dự cảm tàn tạ của Kiều khi vừa trông thấy mả Đạm Tiên:

Sè sè nấm đất bên đườngDàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Từ đây, ngọn cỏ trở thành ngọn cỏ của W.Whytman. Nó nói với chúng ta rằng “Nếu anh muốn tìm tôi, hãy nhìn vào gót chân anh”. Ngọn cỏ là hiện thân của đời Kiều cả lúc nó úa tàn lẫn lúc nó xanh tươi. Nó phải úa tàn để chứng minh cho tâm hồn quằn quại, nhàu nát:

Một vùng cỏ ấy bóng tà…Dàu dàu ngọn cỏ đầm đầm cành sương…Buồn trông ngọn cỏ dàu dàu…Lối mòn cỏ nhợt màu sương…Một sân đất cỏ dầm mưa…

Và mặt khác, nó lại phải xanh cho hết cái phần hoang dại, bất hợp pháp của mình để chứng minh cho một cái gì tan rã, tuyệt vọng và đổ nát, hoang vu. Ngọn cỏ xanh luôn là người đưa tin xấu cho Kim Trọng. Trước mắt chàng, ngọn cỏ hiện ra như một khoảng trống tuyệt đối luôn nghe vọng lên một tiếng “KHÔNG” – không có con người, không có Kiều, không còn hạnh phúc ngày xưa nữa:

Xem thêm:   Ngành tâm lý học tội phạm thi khối gì? Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường

Một vùng cỏ mọc xanh rì Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu …Đầy vườn cỏ mọc lau thưa Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày…

Ý nghĩa của cuộc đời “nửa vàng nửa xanh” là ở đấy. Kiều là ngọn cỏ bị dập vùi, bị chà đạp nát dưới chân vẫn phải cố gắng xanh cho hết phần hoang dại của kỷ niệm, của tình yêu.

Thúy Kiều – người độc chiếm thiên nhiên

Thuý Kiều là người ý thức được rằng thiên nhiên là một dạng tồn tại của con người, là con đường để con người đến cùng nhau:

Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Chính vì thế, mỗi ngọn cỏ lá cây, mỗi ngọn gió là bóng dáng Kiều, đều cho ta thấy Kiều đến với ai. Ngay từ buổi đầu tiên đi hội, nhìn ngọn cỏ “dầu dầu” trên nấm mộ Đạm Tiên, ta có thể biết ngay là Kiều đang đến với Đạm Tiên. Cũng chiều hôm ấy, cảnh vật lại in bóng Kiều đến với chàng Kim Trọng:

Bóng tà như giục cơn buồn Khách đà lên ngựa người còn nghé theo

Tai biến xảy ra, Kiều phải bán mình. Từ đó hình ảnh Kiều trong cảnh vật lúc nào cũng muốn nhuốm một sắc thái bi kịch lạnh lẽo tiêu điều:

Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông mặt nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâu…

Cảnh vật như cuốn nhật ký ghi lại bao tâm trạng của Kiều với những sắc thái tinh vi nhất, bởi vì cảnh vật sống để đồng cảm với Kiều, là hiện thân cuộc sống của Kiều. Dường như với Kiều, bao giờ cảnh vật cũng mang một dự cảm xấu, báo hiệu một bất hạnh sắp xảy ra. Cảnh vật ấy là một thứ Đạm Tiên, nó hiện ra ngay trước khi lũ sai nha nhà Tú Bà xuất hiện, ngay trước khi Thúc Ông xuất hiện, ngay trước khi Hoạn Thư bày mưu tính kế, ngay trước khi lũ ác nhân nhà họ Hoạn ập vào, ngay trước khi Kiều bị đẩy ra khỏi nhà vãi Giác Duyên để đến nhà Bạc Bà, Bạc Hạnh.

Những khi có người khác ở bên, Kiều vẫn được đối diện với thiên nhiên, thiên nhiên trữ tình vẫn chỉ là thiên nhiên của tâm trạng Kiều. Những người khác hoặc là bị hất ra khỏi thiên nhiên, bị hư vô hoá, hoặc là phải coi rằng họ đang sống trong thiên nhiên của riêng Kiều. Trong tiết thanh minh ấy, đi bên Kiều còn có Thuý Vân, còn có Vương Quan. Thế mà cảnh vật vẫn hiện lên nhuốm cái tâm trạng nao nao, bâng khuâng và rờn rợn của Kiều:

Nao nao dòng nước uốn quanhNhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngangSè sè nấm đất bên đườngDàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Ngỡ là Kiều đang sống một mình, đang độc chiếm thiên nhiên. Từ đây, thiên nhiên – thiên nhiên của ngày hôm ấy – hoàn toàn thuộc về Kiều, sống để thể hiện những tâm trạng của Kiều:

Xem thêm:   Nghệ thuật PR bản thân

Một vùng cỏ ấy bóng tàGió hiu hiu thổi một vài bông lau

Trong một hoàn cảnh nhất định có nhiều người, thiên nhiên thường được Nguyễn Du tặng riêng cho người nào sống một mình, người có tâm hồn và tâm sự riêng tư. Nhưng cái đêm đi trốn với Sở Khanh ấy, không thể nói là Kiều đã được cả thiên nhiên, mà phải nói rằng Sở Khanh đã hất cả thiên nhiên vào mặt Kiều để bỏ trốn, nó chạy ra khỏi thiên nhiên.

Mùa thu, vầng trăng và ngọn cỏ là ba biểu tượng của số phận Kiều. Nguyễn Du đã huy động cả ba hình tượng đó để mô tả cái khoảnh khắc rợn ngợp bơ vơ của Thúy Kiều khi liều mình bỏ trốn theo Sở Khanh. Không có cảnh mùa thu nào trong Truyện Kiều có thể lạnh lẽo, nhợt nhạt và đầy ứ những dự cảm rùng rợn như cảnh đêm thu trong rừng vắng khi Thúy Kiều đi trốn:

Đêm thu, khắc lậu, canh tànGió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gươngLối mòn cỏ nhợt mầu sương Lòng quê đi một bước đường một đauTiếng gà xao xác gáy mau…

Gió lạnh, sương lạnh, ánh trăng lạnh, tiếng gà lạnh, thời gian cũng tàn tạ và nguội lạnh. Vầng trăng trên đầu, ngọn cỏ dưới chân cùng xuất hiện ứ tràn cái lạnh của mùa thu. Và mặc dù đi bên Kiều còn có cả Sở Khanh, nhưng cái lạnh ấy chỉ mình Kiều chịu đựng. Vì Thúy Kiều là con người có tâm hồn giao cảm với thiên nhiên, là một tín đồ của chủ nghĩa vật linh luôn thấy thiên nhiên quanh mình thấm đẫm linh hồn và căng tràn sự sống. Chính đêm ấy, Sở Khanh đã để cho Kiều phải cảm thấy bơ vơ, cô độc, phải sống thui thủi một mình trong rừng vắng nên thiên nhiên mới hiện ra lạnh lẽo và thê lương như thế.

Có thể hiểu là Sở Khanh đã bị hư vô hoá đi, bị giết đi trong cảm hứng trữ tình nên Kiều phải sống một mình, phải xuất hiện tâm trạng cá nhân đầy sợ hãi, lạnh lẽo. Lúc này Kiều bị sống một mình, bị nhận lấy thiên nhiên. Thực ra trong đêm đi trốn ấy Kiều rất cần có người khác để chia sẻ thiên nhiên, Kiều hoàn toàn không tự giác độc chiếm thiên nhiên như ngày đi hội Đạp Thanh.

Trong mười lăm năm lưu lạc của mình, Thúy Kiều đã bị đau khổ trong nanh vuốt của nhiều kẻ xấu xa, độc ác. Nhưng nếu như Tú Bà, Hoạn Thư và bọn Khuyển Ưng chỉ hành hạ thể chất và nhân phẩm của Kiều, thì Sở Khanh là kẻ ném Kiều vào thiên nhiên để cho mùa thu, vầng trăng và những ngọn cỏ xé nát tâm hồn, hủy hoại lòng tin của nàng

Related Posts