Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ yêu nước thời kháng chiến chống Mỹ. Sau khi giải phóng ông vẫn không ngừng nghỉ sáng tác. Hãy cùng tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ tài năng này nhé.

  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng
  • Những nhà thơ xuất sắc trong phong trào văn học cách mạng
  • Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Duy

1. Tiểu sử

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 – Khe Sanh, Đường 9 – Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Trong giai đoạn này, ông đã trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Xem thêm:   ‘Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền’ là câu nói mỉa mai?

Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1965, ông là tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hóa. Năm 1966, ông nhập ngũ làm lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 – Khe Sanh, Đường 9 – Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979).

Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, “Giọt nước mắt và nụ cười”, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Xem thêm:   Các nét cơ bản trong tiếng Trung: 8 nét chính và 24 nét phát sinh

2. Phong cách sáng tác

Thơ của Nguyễn Duy có rất nhiều bài mang phong cách ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu cảm xúc, cứ như thế ông gieo rắc vào lòng bạn đọc những rung cảm khó có thể tìm được trong thơ ca. Nguyễn Duy được đánh giá rất cao trong thể thơ lục bát, thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của ông được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển.

Nguyễn Duy là một trong số không nhiều những cây bút đóng góp làm mới thể thơ lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của ngôn ngữ và hình ảnh của thể thơ này.

Trong sự nghiệp cầm bút, ông đã dành rất nhiều thời gian để viết về mẹ, tác giả gửi gắm tình cảm, sự yêu thương và trân trọng của mình đối với người mẹ. Nó không dừng lại ở tình cảm của ông dành cho mẹ mà còn là tình cảm của hàng triệu trái tim con người Việt Nam dành cho người mẹ của mình.

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông có bài thơ Ánh trăng, bài thơ khiến bao nhiêu độc giả phải thay đổi suy nghĩ của mình, giọng thơ trầm lắng, nhẹ nhàng. Tác phẩm như lời nhắc nhở về tình nghĩa thủy chung, bài học đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sâu sắc.

Xem thêm:   Review Phim Big Fish (Cá lớn)

Bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy cũng nhận được rất nhiều sự yêu thích của độc giả. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, lời thơ mượt mà, có rất nhiều câu chữ tượng hình, giọng thơ truyền cảm.

3. Những tác phẩm tiêu biểu

Mẹ và em, Đường xa, Quà tặng, Về, Sáu và Tám, Tình tang, Vợ ơi, Bụi, Thơ Nguyễn Duy Quê nhà ở phía ngôi sao, Tuyển thơ lục bát, Ánh trăng, Cát trắng, Tre Việt Nam,…

4. Vinh danh

Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

5. Nhận định

Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác thì có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại… – Hoài Thanh

Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó. – Trịnh Công Sơn

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác thơ ca của Nguyễn Duy. Đừng quên ủng hộ Reader ở những bài viết khác nhé!

Related Posts