Về nơi an nghỉ của ba nữ sĩ: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy <?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office” ? ?>

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Sau 3 năm trở về vợ chồng sum họp. Chẳng bao lâu ông Kiều lại được vua cử đi coi trấn Nghệ An, bà theo chồng rồi mất ở đó. Ông Nguyễn Kiều đã đưa phần mộ của bà về quê mình để bà yên nghỉ giữa lòng đất quê hương của ông. Nhiều người cho rằng thời gian ông Kiều đi sứ ba năm chính là thời gian bà dịch khúc ngâm của Đặng Trần Côn.

Đặt mình vào hoàn cảnh của người chinh phụ khi dịch tác phẩm một phần là để bà giải toả nỗi buồn và cũng một phần để nói lên khát vọng hạnh phúc cá nhân và qua đó tố cáo những cuộc chiến tranh phong kiến đã làm tan nát hạnh phúc của biết bao gia đình, đẩy con trẻ vào cảnh mồ côi, những người vợ trẻ vào vòng goá bụa và những mẹ già vào cảnh mòn mỏi trông con.

Trở về với Phú Thượng thăm mộ bà, thắp nén tâm hương, một lần nữa khẳng định tác phẩm dịch và tài năng sáng tạo trong văn chương của bà.

Sau ngày sinh của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm 70 năm thì Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm cũng cất tiếng khóc chào đời. Bà sinh năm 1772 và mất năm 1822, thọ 50 tuổi. Tuy bà là con gái cụ Hồ Phi Diễn, người làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An và mẹ là người Hải Dương nhưng từ nhỏ bà đã sống ở phường Khán Xuân với cha. Có một thời gian sống ở thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư Hà Nội). Cuối đời, sau hai lần tình duyên trắc trở, bà bỏ nhà đi ngao du sơn thuỷ khắp đó đây, rồi lại trở về phường Khán Xuân dựng một ngôi nhà nhỏ trông ra Hồ Tây, lấy đó làm nơi ngâm thơ, vịnh nguyệt gọi là Cổ Nguyệt Đường. Tương truyền bà đã mất ở đây và phần mộ bà được đặt ở một nghĩa địa ven hồ Tây. Nghĩa địa ấy nằm ở khu vực nào? Thời gian đã xa hơn 200 năm và những người tri âm tri kỷ đã tiễn bà về nơi an nghỉ cuối cùng thì nay cũng đã trở thành người thiên cổ từ lâu, vài bốn đời con cháu hậu duệ của họ dù có nghe truyền khẩu thì cũng là chuyện hư hư thực thực… sử sách không thấy ghi chép. Năm 1842, Tùng Thiện Vương nhân hộ giá vua anh là vua Thiệu Trị ra Bắc tiếp sứ thần nhà Thanh có ghé lại vãn cảnh Hồ Tây, khi sai người xuống hồ hái sen cúng Phật cúng Thánh trong các di tích, đã chạnh nhớ Xuân Hương mà làm một bài thơ lấy đề là “Long Biên chúc chi từ” như sau:

Xem thêm:   Câu hỏi đuôi (Tag Question): Chi tiết cách dùng và công thức

Đầy hồ rực rỡ hoa sen

Sai người xuống hái để lên cúng đàn

Chớ trèo lên mộ Xuân Hương

Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng

Sen tàn, phấn rữa, mồ hoang

Xuân Hương đã khuất bên đàng cỏ xanh

U buồn, say tít làm thinh

Gió xuân mấy độ, tuổi mình không hay.

Chỉ là một lời nhắc nhủ đủ biết tấm lòng của Tùng Thiện Vương, sự cảm thông và sự đánh giá cao của tác giả về giá trị thơ nôm của bà đối với cuộc đời. Thơ bà là tiếng thơ của đời, là khí phách của bà, của một người phụ nữ khát khao cuộc sống làm người và tình yêu, đã ngang nhiên phá bỏ những ràng buộc khắc nghiệt của chế độ phong kiến, đòi quyền sống tự do bình đẳng giới cho mình.

Về ngôi mộ của bà, theo lời truyền khẩu của những người làm nghề sông nước Hồ Tây kể lại thì phường Nghi Tàm xưa có nghĩa địa Đồng Táo, là một nghĩa địa lớn trong vùng, bà con phường Khán Xuân thường sang chôn cất, đặt mộ qua con đập mà ba làng Trúc Lâm, Trúc Yên và Yên Quang đắp hồi đầu thế kỷ XVII để ngăn nước hồ đánh cá, nay là đường Thanh Niên. Có nhiều khả năng là mộ bà được đặt ở đây vì hai lẽ:

– Nghĩa địa Đồng Táo nằm ở phía trước chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không xa, gần đây còn ngổn ngang mồ mả bên các nhà cao tầng.

Xem thêm:   Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng (12 mẫu) SIÊU HAY

– Con đập ngăn hồ nay là đường Thanh Niên, vào thời điểm bà mất (1822) đã trở thành một con đường mòn lớn nối phường Khán Xuân với Yên Hoà và Nghi Tàm tiện đường qua lại.

Nói vậy cũng chỉ là những lời viển vông vì thực tế di tích nghĩa địa Đồng Táo có còn hiện hữu nữa đâu. Một phần đã bị sóng gió Hồ Tây huỷ hoại nay chìm sâu dưới mặt nước hồ chọc nửa con sào không tới, một phần nữa là nhà cửa đô thị hoá đã xoá sạch mọi dấu tích của một nghĩa địa.

Còn ngôi mộ của Bà Huyện Thanh Quan thì thật là trớ trêu. Chính làng Nghi Tàm là quê hương chôn nhau cắt rốn của bà và cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng mà mộ phần của bà nay không còn nữa.

Chồng của bà là ông Lưu Nguyên Ôn người làng Nguyệt Áng, Thanh Trì, Hà Nội. Có thời kỳ ông làm quan tri huyện Thanh Quan, Thái Bình nên người ta gọi tên bà là Bà Huyện Thanh Quan. Thực ra họ tên bà là Lê Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà sinh năm 1805 và mất năm 1848. Sinh thời, bà nổi tiếng hay chữ, kiến thức rộng nên thời kỳ theo chồng vào làm việc ở Huế, bà đã được vua Minh Mệnh sung vào chức Cung trung giáo tập để dạy công chúa và các cung nhân. Trong thời gian đó bà đã được chứng kiến những cảnh vàng son lộng lẫy của vua chúa và cả mặt trái trong bộ máy triều đình. Do vậy năm 1847, sau khi chồng chết, bà đã từ bỏ chốn vàng son đem bốn con nhỏ về quê cha ở đất Nghi Tàm vui cùng dân làng làm nghề trồng cây, trồng hoa giữa cảnh Hồ Tây mênh mang sóng nước mà ấp áp tình người.

Xem thêm:   Cây giống sưa đỏ Hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc cây sưa đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Được biết năm 1848 bà mất. Mộ bà được đặt sát bờ Hồ Tây nhưng sau này sóng gió Hồ Tây làm sạt lở không còn tăm tích. Bà con dân làng còn cho biết một điều đau xót nữa là đến cả ngôi nhà, mảnh vườn xưa của bà con cháu cũng không còn giữ được ngoài hồn thơ của bà đã được ghi tạc trong ký ức dân gian. Với bà chẳng có đền đài, lăng mộ, nhưng hồn thơ của bà đã tạc vào sóng nước, mây trời, cỏ cây Hồ Tây nay vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” và những giai thoại còn được dân gian lưu truyền kể lại mãi mãi về tình yêu của bà đối với làng xóm và cảnh vật thiên nhiên Hồ Tây.

Nguồn: Xưa và Nay, số 153, tháng 12.2003

Related Posts