Hình tượng là gì

Hình tượng là gì?

Khái niệm hình tượng là gì là khái niệm rất chung, khái quát và được đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau. Trong tiếng la tinh hình tượng imago có nghĩa là chân dung, hình ảnh.

Trong tiếng Nga, obraz có nghĩa là sự là sự lột tả theo mẫu nào đó. Trong tiếng Hán, tượng có nghĩa là hình vẽ để biểu đạt. Kinh Dịch, thiên Hệ từ truyện có câu: Thánh nhân lập tượng để tận ý (nghĩa là thánh nhân làm ra hình tượng để nói hết ý mình).

Trong lí luận văn học cổ Trung Quốc, hình tượng thường được gọi là ý tượng hoặc đơn giản là tượng. Theo L. I. Timôphêép, hình tượng là bức tranh về đời sống con người vừa cụ thể vừa khái quát, được sáng tạo bằng hư cấu và giàu ý nghĩa thẩm mĩ .

Trong văn học theo từ điển văn học định nghĩa về hình tượng là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời sống theo quy luật của nghệ thuật.

Có thể hiểu khái niệm hình tượng là gì như sau: Hình tượng là phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học bằng những hình thức đời sống, được sáng tạo bằng hư cấu và tưởng tượng, vừa cụ thể vừa khái quát, mang tính điển hình, giàu ý nghĩa thẩm mĩ, thể hiện tư tưởng và tình cảm con người.

Đặc điểm của hình tượng

Sau khi tìm hiểu về hình tượng là gì thì có thể thấy một số đặc điểm của hình tượng như sau:

Hình tượng gắn liền với thực tiễn đời sống. Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện một cách có chọn lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ, bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, họ biến những sự vật dù tầm thường nhất trở thành các hình tượng đẹp có sức truyền cảm mạnh mẽ, mang những ấn tượng sâu sắc đến với người cảm thụ.

Xem thêm:   DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Hình tượng là những hình thức đời sống được nhà văn tưởng tượng sáng tạo để trình bày về một hiện thực đời sống nhất định. Hình tượng cũng không phải là sự sao chép nguyên xi đời sống hiện thực mà còn mang sẵn quan niệm, đánh giá về thế giới, chứa đựng một tư tưởng nhân sinh.

Hình tượng có sự thống nhất giữa hai mặt: khách quan và chủ quan, lí trí và tình cảm. Hình ảnh của cuộc sống khách quá được phản chiếu qua đôi mắt chủ quan của người nghệ sĩ đa cảm, tinh tế, sâu sắc.

Hình tượng được xây dựng lên sống động y và hấp dẫn như thật, nhưng cũng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng con người, nó không phải là sự thật trăm phần trăm. Bên cạnh đó hình tượng không chỉ là thế giới đời sống, mà còn là “thế giới biết nói”. Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốn đối thoại với độc giả về quan niệm nhân sinh nào đó.

Hình tượng mang tính tinh thần vừa khái quát, vừa cụ thể. Hình tượng được sáng tạo là để thỏa mãn những khát vọng tinh thần của con người, những khát vọng mà hiện thực cuộc đời không mang đến được.

Cụ thể hình tượng được xây dựng nhằm thỏa mãn về ước mơ công lí: cái ác bị trừng phạt, oan khuất được đền bù, kẻ hiền gặp lành; thỏa mãn về ước mơ: nồi cơm ăn hết lại đầy là ước mơ của những người quá cực nhọc vất vả vì miếng ăn ; chàng trai, cô gái nghèo xấu xí bỗng chốc hóa thành đẹp đẽ, khỏe mạnh, giàu có là ước mơ của những con người vất vả, nghèo hèn, đầy tủi nhục… Hình tượng văn học mang ý nghĩa đối với đời sống tinh thần con người.

Xem thêm:   Những câu nói hay tạo động lực giúp lấy lại niềm tin trong cuộc sống

Hình tượng mang tính thẩm mĩ, nói cách khác là mang tính nghệ thuật. Hình tượng được sáng tạo nhằm để giúp con người có thể thưởng thức và thoả mãn về mặt thẩm mĩ. Con người khi đọc thơ một câu chuyện, thường thích thú vì những hình ảnh đẹp, những vần thơ réo rắt, những cốt truyện li kì, hấp dẫn, những nhân vật có hình thức và tính cách quyến rũ… Sức hấp dẫn của hình tượng là một dấu hiệu quan trọng.

Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Ước lệ là biện pháp tái hiện sự vật, hiện tượng bằng hình tượng có tính quy ước. Nghệ thuật được hiểu là một cách thức mô phỏng lại cuộc sống. Song, dù phản chiếu cuộc sống chân thực đến đâu nghệ thuật cũng không thể mất đi yếu tố sáng tạo, tưởng tượng trong mỗi tác phẩm mà tất cả những yếu tố ấy gọi chung là tính ước lệ của hình tượng.

Hình tượng là một phương thức chiếm lĩnh đời sống đặc thù của văn học. Trong hình tượng, có sự thống nhất của cái cá biệt và khái quát, tình cảm và lí trí, tái hiện và biểu hiện, truyền thống và sáng tạo, thể hiện tính muôn màu của thế giới và sức mạnh chủ thể của người sáng tạo.

Tính “phi vật thể” của hình tượng văn học

Nếu như các hình tượng tác phẩm như âm nhạc dùng âm thanh, hội họa dùng màu sắc, hình khối, đường nét, điêu khắc dùng mảng khối để xây dựng hình tượng. Những chất liệu âm thanh, hội họa đều mang tính “vật chất”, tức có thể nhìn, nghe, cảm nhận được bằng giác quan, nó khác với ngôn từ của văn học.

Hình tượng văn học là sản phẩm mang tính “phi vật thể” với gôn từ tồn tại trong trí óc, không thể sờ, thấy, hay cảm nhận bằng những cách thong thường, mà buộc độc giả phải thâm nhập, cảm nhận và tưởng tượng như mình đang sống chung với hình tượng. Độc giả buộc phải nhập cuộc, đau nỗi đau của người trong cuộc thì mới có thể cảm nhận rõ những gì mà nhà văn viết ra

Xem thêm:   Những câu nói tiếng Anh hay về sự mạnh mẽ

Mọi người cùng hỏi:

1. Câu hỏi: Hình tượng là gì?

Trả lời: Hình tượng là một khía cạnh của ngôn ngữ hình ảnh hoặc mô tả được sử dụng trong văn chương, nghệ thuật, và ngôn ngữ để tạo ra một hình ảnh rõ ràng và độc đáo trong tâm trí của người đọc hoặc người nghe. Nó tạo ra sự tượng trưng và hình dung sâu sắc trong các tác phẩm nghệ thuật và văn bản.

2. Câu hỏi: Tại sao hình tượng quan trọng trong văn chương và nghệ thuật?

Trả lời: Hình tượng là công cụ mạnh mẽ để làm cho văn bản và tác phẩm nghệ thuật trở nên sống động, thú vị và tác động sâu sắc đến cảm xúc và suy tư của người trải nghiệm. Hình tượng giúp tác giả truyền đạt ý nghĩa một cách hấp dẫn hơn, thay vì chỉ dùng từ ngữ trực tiếp.

3. Câu hỏi: Hình tượng thường được sử dụng như thế nào trong văn chương?

Trả lời: Trong văn chương, hình tượng thường xuất hiện qua việc mô tả tương tự giữa hai đối tượng khác nhau để tạo ra sự so sánh hoặc tượng trưng. Ví dụ, “ngọn núi cao như đỉnh tường” là một hình tượng để miêu tả sự cao vút và mạnh mẽ của ngọn núi.

4. Câu hỏi: Hình tượng có thể có nhiều ý nghĩa không?

Trả lời: Đúng, hình tượng thường có tính tượng trưng và đa diện, nghĩa là nó có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và cách người đọc hoặc người nghe hiểu và cảm nhận. Điều này tạo nên sự giàu có và đa dạng trong việc tạo ra sự sâu sắc và tương tác trong văn chương và nghệ thuật.

Related Posts