Câu thành ngữ gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

Câu hỏi:

Câu thành ngữ gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải

B. Không trung thực

C. Không chín chắn

D. Không có ý thức

Đáp án đúng A.

Câu thành ngữ Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người không tôn trọng lẽ phải, chỉ sống vì lợi ích ích kỉ của cá nhân mình, nghĩa là ai nói gì cũng đồng ý không biết đúng hay sai.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Câu tục ngữ Gió chiều nào theo chiều ấy là lời răn dạy của ông cha ta về việc sống có lập trường, biết tôn trọng lẽ phải.

Gió chiều nào theo chiều ấy vốn là một hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc. Chúng ta thấy khi có gió, gió thổi đến đâu thì những vật nhẹ như cỏ, cây, lá,…sẽ bay theo chiều ấy.

Mượn hình ảnh của gió và sự vật chịu tác động của gió, ông cha ta muốn phê phán những người không tôn trọng lẽ phải, chỉ sống vì lợi ích ích kỉ của cá nhân mình, nghĩa là ai nói gì cũng đồng ý không biết đúng hay sai.

Vậy tôn trọng lẽ phải là gì? Trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 8, chúng ta được học về Tôn trọng lẽ phải.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường…

Xem thêm:   Thơ Tố Hữu: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người. Các việc làm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tại nơi làm việc, nơi công cộng là những hành vi không tôn trọng lẽ phải.

Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Chúng ta cần học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.

Related Posts