Dan Ann

Truyện có hai tình tiết khiến mình bất ngờ.

Dù không có nhiều kinh nghiệm đọc fiction, nhưng Harry Potter và truyện của Agatha Christie phần nào cho mình chút kỹ năng đọc hiểu sự kết hợp giữa trí tưởng tượng và tính logic. Nhưng. Có lẽ trí tưởng tượng của Haruki Murakami lại mang đến những tình tiết siêu thực đến mức hơi vô lý. Mình chợt nghĩ hay vì mình chưa hiểu được ý của tác giả nên mình thực sự đã dừng lại một phút, chửi thề một câu, lắc lắc cái đầu tự lôi mình về hiện thực, rồi mới đọc tiếp.

Sự phó mặc của Miss Saeki

Miss Saeki không trả lời khi nhận được câu hỏi “Would you sleep with me?” từ chính đứa con trai ruột mình đã bỏ rơi nhiều năm trước. Sau đó, Miss Saeki nói rằng bà biết những tổn thương bà gây ra trong quá khứ cho người khác sẽ khiến bà phải trả giá, và kết quả là mấy chục năm vừa qua bà sống như người đã chết. Những năm trở lại đây bà biết mình sắp chết, nên chấp nhận để bản thân cuốn theo mọi việc như nó xảy ra. Bao gồm cả việc ngủ với con trai mình?? Có thể mục đích câu chuyện là để lời nguyền giáng lên Kafka như chính cha đẻ cậu ta muốn, nhưng cách sống chấp nhận với bất cứ điều gì xảy đến của Miss Saeki không thể lý giải được cho việc bà chấp nhận một cách tự nhiên như không lời đề nghị của Kafka.

Hmm có lẽ mình đã quá quen với những dòng sách logic và lý trí, kiểu tình tiết truyện “siêu thực” như vậy khiến mình có chút mất thiện cảm. Nếu nó là lời nguyền, vậy cứ hai người ngủ với nhau rồi mới biết là hai mẹ con, nghe vẫn đúng kiểu “bị nguyền rủa” đấy thôi. Hai người này đều biết sự thật. Hay ý tác giả muốn nó xảy ra như thế để nhấn mạnh vào việc hai con người này quả thật kẻ đã đánh mất tâm hồn, kẻ lạc lối như thế nào? Kafka nói cậu muốn gọi điện cho Sakura vì muốn được nghe giọng nói thật, của một con người thật, của một thế giới thật. Vì ở thư viện và khi ở bên cạnh Oshima và Miss Saeki, cậu cảm thấy dường như rất khó hiểu và không thể nào chứng minh được “theories” của mình.

Haruki Murakami muốn hai nhân vật này bị cuốn vào nhau như vậy sao? Nếu Kafka hoàn toàn mơ hồ, sao cậu ta cảm nhận được một cuộc sống thật như của Sakura? Kafka rốt cục chỉ là một đứa trẻ lạc lối, dù cậu ta cố gắng trở nên cứng rắn và trưởng thành bao nhiêu, dù cậu ta thông minh bao nhiêu, cuối cùng vẫn bị cuốn vào lời nguyền ghê tởm đó, và cưỡng bức Sakura. Cậu ta vẫn lang thang mơ hồ từ đầu đến cuối, cho nên đã chìm nghỉm trong lời nguyền của chính cha đẻ, không một lối thoát.

Xem thêm:   Cách làm lươn xào cà thơm, vị riêng đặc sản xứ Nghệ ngon mê ly

Cái chết của Mr. Nakata

Khi Mr. Nakata chết, nó là câu thứ hai trong một đoạn văn. Chuyện dường như lại kể một cách rất bình thường. Có lẽ mình đang phân vân liệu chuyện gì xảy ra tiếp theo trước khi Hoshino lật “entrance stone” lại, thì đột ngột đọc đến tình tiết này. Mình đã không đoán trước được nên rất bất ngờ. Chi tiết này bất ngờ vì cách sắp xếp câu chuyện của tác giả, hơn là về chính tình tiết đó. Nếu như Miss Saeki đã được toại nguyện trước khi chết, cái chết của Mr. Nakata có phần hơi vội vã. Mr. Nakata vẫn còn việc phải làm trước khi chết để được sống cuộc đời của một người bình thường. Nhìn đi nhìn lại trong truyện, ổng toàn làm việc có ích,… nhưng có lẽ tác giả muốn tính siêu thực đóng vai trò ở đây tiếp chăng? Một lần nữa, có lẽ mình sẽ cần suy nghĩ kĩ hơn trước khi mua bất kì cuốn fiction nào tiếp. Siêu thực đúng không phải là món của mình.

Hollow men

Truyện có một tình tiết đắt giá nhất với mình. Đó là cuộc trò chuyện giữa Hoshino và Mr. Nakata. Hoshino thích cuộc sống giản đơn nhưng có ích của Mr. Nakata vì anh ta nghĩ đến cuộc đời vô định của mình. Nhưng Mr. Nakata, không giống như một người chậm hiểu nào mà bạn có thể đoán được, lại biết rất rõ rằng mình không muốn làm một “empty man”.. Mr. Nakata có thể vui vẻ, không lo nghĩ, không trăn trở, có thể làm cá rơi từ trên trời xuống, có thể nói chuyện với loài mèo,… nhưng không biết chữ, không có ham muốn, không hiểu nhiều về con người và cách thế giới vận hành… và cái bóng của ông của chỉ đậm bằng một nửa người bình thường. Nghe Mr. Nakata tâm sự về việc ông cảm thấy bên trong mình trống rỗng, empty như một “hollow man” như thế nào, mới thấy thương.

Một người chậm hiểu mà biết khao khát tìm lại cái bóng của mình, được trở lại với cuộc đời của một người bình thường. Đây hẳn lại là một tình tiết siêu thực khác. Hoshino nghe vậy liền ngẫm lại bản thân. Anh ta nói vậy bản thân mình là một người rất bình thường, nhưng chưa chắc đã không trống rỗng. Anh ta sống qua ngày, không có mục đích tương lai, không biết trân trọng hiện tại hay những người con gái đã đi qua đời mình,… Một người chậm hiểu ước ao được làm người bình thường để khỏa lấp đi cái trống rỗng bên trong mình. Một người bình thường nhìn lại bản thân cũng không khác “an empty man” là bao… Mình sẽ nhớ mãi câu chuyện này.

Xem thêm:   Những câu thơ, bài thơ hay về tình bạn ý nghĩa, chân thành

Meditation, empty, and boring

“The Search” của Osho mình vẫn chưa đọc xong đã mấy tháng nay. Mình cảm giác Mr. Nakata giống như ở trong trạng thái meditation mà Osho nói vậy. Osho nói meditation chỉ đến khi “mind” đi vắng. Chừng nào chúng ta còn để lý trí dẫn dắt là chừng đó chúng ta không thể đạt đến trạng thái thiền. Nhưng mình là Hoshino. Chúng mình là Hoshino. Làm sao để bỏ lại hết tất cả để cho đầu óc mình trống rỗng đây? Nhiều người họ làm được rồi đấy. Nhưng có lẽ cuộc sống bình thường chúng ta không cần lúc nào cũng ở trong trạng thái thiền, như Mr. Nakata, chúng ta sẽ trống rỗng mất.

Osho cũng cảnh bảo rằng, nó sẽ nhàm chán. Làm sao để gạt bỏ hết những thăng trầm trong cuộc sống để lựa chọn một cuộc đời thanh thản nhưng nhàm chán? Có thể những nhà sư họ đã quen với cuộc sống như vậy. Nhưng một người bình thường như Hoshino, như mình, như chúng mình, chắc chỉ nên học thiền để từ đó học cách sống thanh thản. Chứ giờ bảo mình buông bỏ hết,… mình chỉ muốn cái phong phú pha trộn trống rỗng hiện tại của mình thôi… Cũng chính vì vậy mình đọc mãi không xong “The Search”. Osho ổng muốn cho người ta giác ngộ chỉ với một cuốn sách hay sao ta? Mình kết luận vội vàng rồi. Phải đọc hết cuốn đó đã.

À còn chuyện những chú mèo và con quạ.

Mèo

Những chú mèo trong truyện có thể trò chuyện với Mr. Nakata. Những chú mèo thông minh cho rằng mình biết hết mọi chuyện, chứ loài chó không biết gì. Giống như chú mèo Toro ở cuối truyện đã giúp Hoshino đấy.

Quạ

Truyện nói rằng “kafka” trong tiếng Séc nghĩa là “con quạ”. Hình ảnh “the boy named Crow” và quạ làm mình nhớ đến 10 năm về trước, cũng đã có một nhân vật như vậy trong cuộc đời thật của chính mình. Giờ khi đọc “Kafka on the shore” thấy đó là một sự trùng hợp thú vị đó chứ.

Cách kể chuyện của tác giả Haruki Murakami

Những tác giả ăn khách hình như đều cuốn hút người đọc bằng những kiến thức “extra” trong truyện của mình. Nó làm cho những nhân vật trở nên sâu sắc hơn. Nó kéo dài câu chuyện làm cho truyện thú vị hơn. Nó liên kết các tình tiết khiến cho câu chuyện rành mạch hơn, và có vẻ sâu sắc hơn. Haruki Murakami đã lồng ghép những kiến thức về nhạc cổ điển, Beethoven, lịch sử thế giới, Napoleon và binh đoàn trong chiến tranh với khả năng miêu tả vô hạn.

Xem thêm:   Người cá có thật không? - Tuổi Trẻ Online

Mình là người bình thường, liếc vô công viên thấy toàn cây xanh ghế đá. Nhưng các nhà văn có lẽ người ta nhìn thấy linh hồn của những cây cao to cằn cỗi, những cây non xanh trẻ, hay bầu trời xanh trong vắt, và tiếng chim hót ai oán… mình bịa mà cũng không giống, không viết văn được đâu. Mình muốn nói là cách kể chuyện của Haruki Murakami khi miêu tả sự vật qua cách nhìn của Kafka, hay cách thưởng thức âm nhạc của Oshima làm cho câu chuyện trở nên sâu sắc hơn. Có lẽ tác giả muốn nói con người sâu sắc nhìn sự việc cuộc sống khác hơn người bình thường. Và chính vì thế họ trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương, và dễ bị ảnh hưởng bởi… một lời nguyền chẳng hạn:) Hú hồn

Khủng hoảng danh tính mới ghê gớm làm sao

Một cậu nhóc 15 tuổi dậy thì chưa thành công đã chìm ghe vào lời nguyền của chính cha đẻ.

Một người con gái 20 tuổi yêu sâu đậm một người để rồi đánh mất chính mình và gieo đau khổ cho người khác.

Một người chậm hiểu sống cuộc đời trống rỗng nhàm chán với cái bóng mờ một nửa.

Một chàng trai không chắc chắn mình là nam hay nữ sống cuộc đời ẩn dật và bám víu vào âm nhạc cổ điển.

Một chàng trai không có định hướng trong cuộc sống mãi day dứt về người ông quá cố.

Tất cả đều sống như vậy cho đến khi họ gặp nhau và “entrance stone” xuất hiện. Thế giới bên kia “entrance stone” là siêu thực, nhưng khủng hoảng danh tính của những con người này đều có thật. Họ không biết mình là ai, mình muốn gì, cứ trôi dạt qua ngày, để mặc cho gió cuốn mình đi… Có lẽ nếu không có những trăn trở này, nếu không có Haruki Murakami, ta đâu có truyện để đọc:)

“Identity crisis” nhiều người dịch là khủng hoảng danh tính. Cũng có người gọi nó là khủng hoảng bản sắc. Đa số chúng ta đều không biết mình là ai trong cuộc đời này, nhưng có lẽ chỉ khi ta bị nó ảm ảnh, khủng hoảng mới từ đâu ập đến.

Phần 1 xem ở đây

Related Posts