Của chồng, công vợ

Anh không muốn phân bì, nhưng đôi khi anh cảm thấy mệt mỏi vì người vợ quá lệ thuộc vào mình, tiền anh kiếm được là để vun vén cho cả gia đình, nhưng làm đàn ông thì làm sao tránh khỏi những lúc “vung tay quá trán”. Nhiều khi anh muốn “kêu gào” sao em không chịu kiếm nhiều tiền đi, anh không thể cứ nghĩ mãi về tiền, anh muốn điên cái đầu đây!<?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office” />

Đó là những “tâm tư” mà các chuyên gia tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình thường gặp ở cả… hai phe. Khi “trút bầu tâm sự” như vậy, nhiều người còn cho rằng: “Chẳng thà, tiền ai người ấy xài còn sướng hơn là xài… lộn xộn như vậy”. Trong thực tế, có gia đình đã áp dụng việc xài tiền rạch ròi đến mức “lạnh lùng” mà trường hợp gia đình anh T., chị L. (tiểu thương, quận Phú Nhuận) là một ví dụ. Cả hai vợ chồng đều buôn bán ở chợ. Vì thu nhập của anh có phần cao hơn của chị, nên những việc chi tiêu chung trong gia đình anh phải “chung” nhiều hơn chị theo tỉ lệ 60% – 40%. Có nghĩa là anh 60% còn chị 40%. Những khi có khách của anh thì anh phải chi toàn bộ, còn khi có khách của chị thì mặc nhiên chị phải “ôm sô”. Còn khi tiếp khách của cả hai người thì cứ tính “đầu khách” của từng người mà “hùn vốn”.

Xem thêm:   Thơ 4 chữ về thiên nhiên, những bài thơ hay về phong cảnh hữu tình

Có người cho rằng cái cách mà hai vợ chồng anh T., chị L. làm trên, chẳng khác nào người dưng nước lã, có khi còn tệ hơn, vì người dưng có thể hào phóng mời nhau một bữa cơm hay một ly nước… Nhưng, với người trong cuộc thì họ quan niệm như thế nào? Anh T. nói: “Ban đầu, khi mới lấy nhau chúng tôi cũng xài tiền chung như bao vợ chồng khác. Nhưng khi hết tiền thì người này đổ thừa cho người kia, rồi cãi lộn, giận dỗi nhau. Sau nhiều lần như vậy, tôi quyết định: Trừ những khoản phải chi chung, còn tiền của ai người ấy xài, làm như vậy vừa kiểm soát được mình lại vừa cảm thấy thoải mái…”. Chuyện của vợ chồng anh T., chị L. quả thật “hết biết”, tuy nhiên nó phản ánh được tính nhạy cảm trong vai trò người vợ, người chồng trong xã hội hiện đại hôm nay. Cái tâm lý “phân bì” dường như luôn tồn tại ở mỗi người, nếu không biết khéo léo điều chỉnh nó, có nguy cơ dẫn đến tan vỡ gia đình…

Ai là trụ cột gia đình?.- Đã sống với nhau được 30 năm, bây giờ các con đều khôn lớn trưởng thành, nhưng gia đình ông B.H (tiến sĩ khoa học, quận Tân Bình) chưa bao giờ gặp cảnh “sóng to, gió dữ”. Ông B.H tâm sự: “Khi chúng tôi quyết định lấy nhau, nhà tôi có ướm hỏi: “Em vốn ốm yếu, rụt rè nên chỉ có thể quán xuyến những việc trong nhà thôi. Liệu anh có thể làm chỗ dựa cho em đến hết đời không?”. Tôi cười: “Em yên tâm, anh sẽ làm hết sức mình. Của chồng công vợ mà em”. Mà thật, trong suốt 30 năm qua, dù tôi có thăng tiến, thành đạt, dù tôi có đi Tây, đi Tàu, mà không có nhà tôi ở nhà chăm nom, dạy dỗ mấy đứa con nên người thì hôm nay tôi có được sự thanh thản như thế này không?…”.

Xem thêm:   STT sống không phải để làm hài lòng người khác – Sống vì bản thân và gia đình

Vấn đề:

Theo nhà văn S. Maugham: “Tiền bạc giống như giác quan thứ sáu, không có nó bạn không thể dùng trọn vẹn ngũ quan”. Vậy bạn sẽ chia sẻ “giác quan thứ sáu” với người vợ (chồng) như thế nào, để cùng nhau nhìn thấy hạnh phúc gia đình?

Vâng, “của chồng công vợ” – đó là câu nói của các ông bà xa xưa nhưng đến hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Nó vừa thể hiện sự “phân công” trong một gia đình, vừa cho thấy tính nhân bản, tình yêu trong quan hệ chồng vợ. Trong một tình yêu luôn được vun vén, xây dựng thì sự “phân công” đó nhiều khi cũng trở nên linh hoạt như gia đình chị M., anh G. (Hóc Môn – TPHCM). Chị M. kể: “Chồng tôi là thương phế binh nên anh ấy không thể làm việc nặng nhọc được, dù anh ấy luôn cố gắng, không nề hà bất cứ việc gì để kiếm tiền lo cho vợ con. Khi lấy anh ấy, tôi vốn là giáo viên tiểu học, lương tháng cũng đủ chi tiêu tằn tiện trong gia đình. Tôi yêu nghề giáo và có thể yên tâm theo nghề nhưng nhìn thấy cảnh chồng bươn chải cực quá tôi chịu không được. Thế là tôi đi đến một quyết định táo bạo: Bỏ dạy. Sau khi bỏ dạy, tôi đi học nghề rồi vay vốn mở một xưởng nhỏ sản xuất, kinh doanh hàng mây, tre xuất khẩu. Ban đầu thất bại cay đắng, nhưng tôi không nản mà tiếp tục làm. Rồi, chúng tôi gặp thời cơ, doanh thu cao bất ngờ… Sau bao nhiêu năm miệt mài làm ăn mà tôi vẫn đứng vững được là nhờ anh ấy đấy. Nếu không có anh động viên, khuyến khích, thậm chí làm vai trò “quân sư” thì tôi có lẽ đã quỵ ngã từ lâu rồi…”.

Xem thêm:   [TRỌN GÓI] 10 cách tán đồ Crush siêu nhanh "trong 1 nốt nhạc"

Trong một gia đình, sự “phân công” nhiệm vụ là cần thiết. Tuy nhiên, sự “phân công” nhất thiết phải dựa trên cơ sở tình yêu và niềm thông cảm cũng như năng lực của mỗi người. Đừng dồn gánh trách nhiệm tất cả cho người này, hoặc người kia mà mỗi người nên biết hy sinh, san sẻ để mang lại niềm vui cho nhau. Có như vậy, chúng ta mới thấy gánh nặng đời sống trên vai nhẹ đi từng ngày.

Related Posts