Cảnh Ngộ

Tác giả: Minato Kanae

Những ai chưa đọc Thú tội và Chuộc tội thì có lẽ quyển sách này khá dễ thương, hường phấn dù nó là trinh thám (hay tiểu thuyết nhỉ?)

Cuốn sách kể về Yoko và Harumi. Trong một lần đi làm tình nguyện ở trại trẻ mồ côi, 2 người đã gặp nhau và có thể là do cảnh ngộ giống nhau – đều là trẻ mồ côi nên từ đó 2 người đã trở thành những người bạn thân thiết.

Cuốn sách được kể dưới góc nhìn của 2 nhân vật chính nhưng theo cảm nhận của mình thì cuốn sách chưa đủ chiều sâu về nội tâm và sự liên kết giữa các nhân vật dù 2 nhân vật chính có một sự liên kết từ trước cả khi gặp nhau.

Việc bắt cóc con của chính trị gia để ép buộc nghe theo lời của kẻ bắt cóc cũng đã xuất hiện khá nhiều. Tình tiết này không có gì nổi trội lắm và lí do để bắt cóc cũng chưa đủ đối với mình.

Hai nhân vật chính đều từ trại trẻ mồ côi nhưng số phận rất khác nhau. Yoko từ nhỏ đã được một gia đình có thể nói là giàu có nhận nuôi và sau này cô chồng cô là một nghị sĩ đang trong quá trình tranh cử. Còn Harumi thì sống trong trại trẻ cho tới tận năm 18 tuổi. Bươn chải với đủ thứ nghề để kiếm sống.

Đáng buồn thay khi cô đi phỏng vấn. Một số nơi còn hỏi về bố mẹ cô và khi nghe nói cô lớn lên tại trại trẻ mồ côi thì hầu như đều không nhận cô vào làm vì đơn giản cô là một người không rõ lai lịch. Sự bất công và định kiến về những người lớn lên tại trại trẻ mồ côi vẫn luôn hiển hiện đâu đây và có lẽ không chỉ ở Nhật thôi đâu.

Xem thêm:   Những Câu Nói Tục Ngữ Về Sự Đoàn Kết Và Hợp Tác

Nhắc đến lai lịch thì việc môn đăng hộ đối cũng là điều mà tác giả muốn truyền tải. Yoko là một đứa trẻ được nhận nuôi – không rõ lai lịch còn chồng cô lại là một chính trị gia, gia đình rất giàu có và gia giáo. Dù bị mẹ chồng can ngăn nhưng Masaki bỏ ngoài tai và vẫn tiến tới với cô vì anh yêu cô. Một chàng trai có chính kiến rất đắng khâm phục nhưng chỉ ở việc cưới cô về thôi thì chưa đủ biết được con người anh như thế nào. Đã qua vài năm và đi khám rồi nhưng Yoko vẫn không có con. Khi cô nhắc đến việc nhận con nuôi thì Masaki nói rằng:

“Nếu nhận con cái họ hàng làm con nuôi đã đành một nhẽ, đằng này lại đi nuôi một đứa trẻ không biết từ đâu ra, sao có thể làm một việc phát ớn như thế được nhỉ.”

Dù yêu thương vợ con là vậy nhưng anh vẫn bị ảnh hưởng từ gia đình và cụ thể từ chính người mẹ của mình.

Một điều nữa mà hầu như xuất hiện trong khá nhiều cuốn sách trinh thám đó là tư tưởng “con cái phải gánh trách nghiệm và chịu hậu quả thay cho đấy sinh thành – những người đã sinh ra mình?

Cái kết không có gì khó đoán cả nhưng mình thấy nó bị nhạt và cái bóng của Thú tội và Chuộc tội đã quá lớn nên quyển này nhận nhiều lời chê cũng không quá khó hiểu.

Related Posts