Làm thế nào để học giỏi? 5 phương pháp giúp bạn học giỏi hơn

Học tập là một quá trình quan trọng để phát triển kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để học giỏi và có thể tận dụng tối đa những tiềm năng của mình? Trong bài viết này, Hotcourses Vietnam sẽ cùng bạn tìm hiểu các phương pháp học giỏi, những bí quyết giúp nâng cao khả năng học và đạt được kết quả cao trong học tập. Bài viết sẽ cung cấp những lời khuyên hữu ích cho những ai đang gặp khó khăn trong việc học tập, từ cách quản lý thời gian đến việc tạo động lực cho bản thân.

Thế nào là học giỏi?

Học giỏi có thể được định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào mỗi người và hoàn cảnh học tập. Mỗi người có những khả năng, sở trường và phương pháp học tập khác nhau, do đó, cách định nghĩa học giỏi cũng khác nhau.

Tuy nhiên, có thể đưa ra một số tiêu chí chung để đánh giá học giỏi như:

  • Đạt được kết quả tốt trong các bài kiểm tra và đánh giá.

  • Có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả.

  • Có khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.

  • Có khả năng làm việc độc lập và trong nhóm.

  • Có khả năng học tập liên tục và cải thiện kỹ năng của bản thân.

  • Có tinh thần tự giác và chủ động trong học tập.

Ngoài ra, hoàn cảnh học tập cũng ảnh hưởng đến cách định nghĩa học giỏi. Ví dụ, học sinh tại trường ở Châu Á có thể định nghĩa học giỏi là đạt được điểm số cao nhất lớp, hay học tốt tất cả các môn. Trong khi đó, học sinh tại phương Tây tập trung phát triển hiểu biết chuyên sâu và phát triển trong một lĩnh việc nhất định được xem là học giỏi. Người lớn tự học có thể định nghĩa học giỏi là có khả năng học tập liên tục và nâng cao kỹ năng của mình một cách độc lập.

Dẫu định nghĩa học giỏi như thế nào, điều quan trọng là người học cần xác định tinh thần học vì chính mình, chứ không phải vì mong muốn hay kỳ vọng của bất kì ai khác. Hãy tự hỏi: “Học để làm gì?”: Để phát triển bản thân, để tương lai tương sáng hơn, ứng dụng những kiến thức để đời sống tốt đẹp hơn. Hãy tìm cho mình một lý do, động lực để biết việc học là điều cần thiết. Như vậy, bạn mới tìm được đam mê học hành, không học chống đối và kiên trì đến cùng.

Làm thế nào để học giỏi?

Sau khi quyết tâm học giỏi, bạn cần tạo điều kiện – cho bên trong cơ thể lẫn môi trường bên ngoài – để học tốt và nhớ lâu. Dưới đây là một số thói quen học tập rất đáng thử:

  • Lên kế hoạch: Tạo kế hoạch và sắp xếp thời gian học tập cho các môn học, đặc biệt là những môn học khó và cần nhiều thời gian để nắm vững. Có một kế hoạch học tập với các mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn cảm thấy sẵn sàng hơn và cho bạn thời gian để hoàn thành bài tập đúng thời hạn.

  • Tập trung nghe giảng trên lớp : Sự chú tâm khi giáo viên giảng bài là rất quan trọng. Hãy thực hành lắng nghe tích cực bằng cách tập trung vào những gì đang được nói và ghi chú lại bằng lời của bạn. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn nghe (và hiểu) được những gì được giảng dạy trong lớp học.

  • Đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu bài : Hãy giơ tay và đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu điểm nào đó trong bài giảng hoặc bài tập. Nếu cảm thấy không thoải mái khi hỏi trước mặt mọi người, bạn có thể nói chuyện với giáo viên sau giờ học hoặc gửi email.

  • Ngủ đủ giấc : Một nghiên cứu gần đây cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa điểm số của học sinh và thời gian ngủ của họ. Tuy nhiên, điều này không chỉ có nghĩa là ngủ đủ 8 tiếng trước ngày bài kiểm tra. Điều quan trọng là bạn duy trì thói quen ngủ đủ giấc của mình.

  • Thay đổi môi trường học tập : Các nghiên cứu cho thấy rằng việc thay đổi môi trường học tập có thể làm tăng hiệu suất ghi nhớ. Thay vì học ở nhà mỗi ngày, hãy thử ghé qua một quán cà phê mới cuối tuần hoặc đến thư viện địa phương để học. Sự thay đổi về khung cảnh có thể cải thiện cả trí nhớ và mức độ tập trung của bạn đấy.

  • Học nhóm : Học với các bạn cùng lớp khuyến khích bạn tương tác qua lại khi học. Điều này mang đến cơ hội kiểm tra kiến thức của mình với những người khác, đố nhau về nội dung và giúp nâng cao sự tự tin của nhau.

  • Ăn nhẹ : Để có năng lượng tập trung bền vững hơn, bạn nên chuẩn bị các món ăn nhẹ lành mạnh như ngũ cốc, đậu nành, táo hoặc các loại hạt. Cà phê và kẹo sẽ giúp bạn tăng cường sức lực tạm thời, nhưng sau đó dễ khiến bạn bị hạ đường huyết và đói nhanh hơn.

  • Giữ tinh thần lạc quan: Tâm trạng tốt có thể giúp cải thiện kết quả thi của một người bằng cách giảm bớt áp lực và cải thiện khả năng tập trung. Nghiên cứu đã cho thấy rằng các sinh viên có tâm trạng tốt và cảm thấy tự tin có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi. Tập thể dục, yoga, thiền định và viết nhật ký là các kỹ thuật giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng tốt.

Xem thêm:  

hotcourses.vn

5 phương pháp học tập được chứng minh hiệu quả

1. Phương pháp SQ3R

Phương pháp SQ3R là kỹ thuật đọc hiểu giúp học sinh xác định các sự kiện quan trọng và lưu giữ thông tin từ sách tốt hơn. SQ3R (hoặc SQRRR) là từ viết tắt năm bước của quá trình đọc hiểu:

  • Khảo sát – Survey: Thay vì đọc toàn bộ cuốn sách, hãy bắt đầu bằng cách đọc lướt qua chương đầu tiên và ghi chú bất kỳ tiêu đề, tiêu đề phụ, hình ảnh hoặc các tính năng nổi bật khác như biểu đồ.

  • Câu hỏi – Question: Đặt câu hỏi xung quanh nội dung của chương, chẳng hạn như, Chương này nói về điều gì? Tôi đã biết gì về chủ đề này?

  • Đọc – Read: Bắt đầu đọc toàn bộ chương và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn đã đặt ra.

  • Đọc thuộc lòng – Recite: Sau khi đọc một phần, hãy tóm tắt bằng từ ngữ của riêng bạn những gì bạn vừa đọc. Hãy thử nhớ lại và xác định các điểm chính và trả lời bất kỳ câu hỏi nào từ bước thứ hai.

  • Xem lại – Review: Khi bạn đã hoàn thành chương này, điều quan trọng là phải xem lại tài liệu để hiểu đầy đủ về nó. Tự kiểm tra các câu hỏi bạn đã tạo và đọc lại bất kỳ phần nào bạn cần.

Bạn có thể thử kỹ thuật nghiên cứu này trước khi làm bài kiểm tra cuối kỳ.

Xem thêm:   Kronos và Rhea – Vua Titan và Nữ thần Mẹ

2. Nguyên lý Pareto – 80/20

Nguyên lý 80/20, còn được gọi là “quy tắc Pareto”, cho rằng 80% kết quả được tạo ra bởi 20% nguyên nhân. Trong học tập, áp dụng nguyên lý này có thể giúp chúng ta tối đa hóa hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn với ít thời gian hơn.

80% nội dung cần học nằm trong 20% nội dung quan trọng nhất. Hãy học cách tóm tắt kiến thức một cách khoa học và súc tích để bạn có thể hiểu rõ nhất khi đọc lại.

Giả sử bạn đang ôn luyện môn Toán và muốn đạt điểm cao. Sau khi xem xét, bạn xác định được 20% kiến thức quan trọng nhất để đạt được mục tiêu của bạn là làm được một số dạng bài toán của từng chương. Từ đó, bạn tập trung học và luyện chuyên sâu về các dạng bài toán này, chứ không phải ôn lang mang, thiếu trọng tâm.

3. Kỹ thuật Feynman

Kỹ thuật Feynman là một phương pháp hiệu quả để học nhanh một khái niệm bằng cách giải thích nó bằng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu. Nó dựa trên ý tưởng, “Nếu bạn muốn hiểu rõ điều gì đó, hãy cố gắng giải thích nó một cách đơn giản.” Điều đó có nghĩa là, bằng cách cố gắng giải thích một khái niệm bằng ngôn từ của mình, chúng ta có thể hiểu nó nhanh hơn rất nhiều.

Cách thức hoạt động :

  • Viết chủ đề/khái niệm bạn đang học lên đầu tờ giấy.

  • Sau đó, giải thích nó bằng lời của bạn như thể bạn đang dạy người khác.

  • Xem lại những gì bạn đã viết và xác định bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn đã sai. Khi bạn đã xác định được chúng, hãy quay lại ghi chú hoặc đọc tài liệu và tìm ra câu trả lời đúng.

  • Cuối cùng, nếu có bất kỳ chỗ nào trong bài viết của bạn mà bạn đã sử dụng thuật ngữ kỹ thuật hoặc ngôn ngữ phức tạp, hãy quay lại và viết lại những phần này bằng thuật ngữ đơn giản hơn cho người không có nền tảng từ trước cũng hiểu được.

Xem thêm:   Rich Habits – Thói Quen Thành Công Của Những Triệu Phú Tự Thân

4. Ghi chú mã màu – Highlight

Ghi chú lộn xộn có thể làm cho việc nhớ những điểm quan trọng trong một bài giảng trở nên khó khăn. Viết bằng màu sắc là một cách động để tổ chức thông tin bạn đang học. Nó cũng giúp bạn xem lại và ưu tiên những ý tưởng quan trọng nhất.

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng màu sắc có thể cải thiện hiệu suất trí nhớ của con người. Cùng nghiên cứu đó cũng cho thấy rằng các màu ấm (đỏ và vàng) “có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực và tràn đầy động lực, giúp người học không chỉ có cảm nhận tích cực về nội dung mà còn tương tác nhiều hơn với các tài liệu học tập.” Nghiên cứu cũng cho biết rằng các màu ấm “tăng cường sự chú ý và gợi lên sự hứng thú và thông tin”.

Viết bằng màu sắc có vẻ như là điều rất dễ hiểu, nhưng hãy ghi nhớ những lời khuyên sau đây:

  • Viết ra những điểm chính bằng màu đỏ.

  • Đánh dấu thông tin quan trọng bằng màu vàng.

  • Tổ chức các chủ đề theo màu sắc.

  • Đừng tô màu mọi thứ —chỉ những thông tin quan trọng nhất.

5. Sơ đồ tư duy – Mindmap

Nếu bạn là người học trực quan, hãy thử lập bản đồ tư duy, một kỹ thuật cho phép bạn sắp xếp thông tin một cách trực quan trong sơ đồ. Đầu tiên, bạn viết một từ ở giữa trang giấy trắng. Từ đó, bạn viết các ý chính và từ khóa và kết nối chúng trực tiếp với khái niệm trung tâm. Các ý tưởng liên quan khác sẽ tiếp tục phân nhánh.

Cấu trúc của bản đồ tư duy có liên quan đến cách bộ não của chúng ta lưu trữ và truy xuất thông tin. Việc sử dụng mind mapping để ghi chú thay vì chỉ viết ra chúng có thể cải thiện khả năng đọc hiểu của bạn. Nó cũng cho phép bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh bằng cách truyền đạt thứ bậc và mối quan hệ giữa các khái niệm và ý tưởng.

Vậy bạn sẽ làm sao?

  • Lấy một tờ giấy trắng hoặc sử dụng công cụ vẽ Mindmap trên máy tínhvà viết chủ đề học tập của bạn vào giữa, chẳng hạn như “sự phát triển của trẻ em”.

  • Kết nối một trong những ý chính, tức là một chương trong cuốn sách hoặc ghi chú của bạn, chẳng hạn như “các giai đoạn phát triển”.

  • Kết nối các nhánh phụ của các ý tưởng hỗ trợ với nhánh chính của bạn. Đây là sự liên kết của các ý tưởng. Ví dụ: “Cảm giác – Chuyển động”, “Sơ cấp hoạt động”, “Hoạt động cụ thể” và “Hoạt động hình thức”.

  • Sử dụng các màu khác nhau cho mỗi nhánh và vẽ hình nếu có thể.

>> Không giỏi Toán thì nên học ngành gì?

>> Khám phá xu hướng du học nổi bật nhất hiện nay 2023

Related Posts