Có nên bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu không? Chi phí là bao nhiêu?

Răng hàm gồm răng hàm trên và hàm dưới, tính từ răng số 4 trở vào – răng số 8, trường hợp không có răng số 8 thì tính từ răng số 4 – răng số 7. Răng hàm là nhóm răng chịu trách nhiệm đảm bảo chức năng nhai nghiền thức ăn, và giữ khớp cắn ổn định, ngoài ra răng hàm cũng nâng đỡ giúp môi má chúng ta không bị hóp lại tạo khuôn mặt đầy đặn, cân đối.

Trong lõi răng hàm chứa hệ thống mạch máu – thần kinh tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. Răng hàm rất quan trọng với cơ thể, khi mất răng để lại rất nhiều tác hại không tốt, nên đa phần mỗi bệnh nhân đến với chúng tôi đều muốn điều trị bảo tồn, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể bọc sứ được, và không phải trường hợp nào cũng cần bọc sứ, hoặc có trường hợp phải xử lý tủy trước mới bọc sứ sau, cũng có trường hợp nặng quá phải nhổ để tránh biến chứng về sau.

Vậy có phải tất cả các răng hàm sâu đều phải bọc sứ?

Trả lời: Với những chiếc răng hàm mà có lỗ sâu nhỏ (khoảng 2mm, hay bằng hạt đậu xanh), việc ăn nhai chưa có cảm giác ê buốt, những lỗ sâu này có thể ở mặt nhai hay ở mặt bên, khi đó bác sĩ sẽ đánh giá và làm sạch lỗ sâu bằng dụng cụ chuyên dụng ( NaCl, Chlorhexidine) rồi kiểm tra lại bằng X-quang.

Xem thêm:   Nguyễn Tuân: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

– Khi lỗ sâu còn cách buồng tủy từ 1.5 mm trở lên bác sĩ sẽ hàn lại cho bạn bằng vật liệu sinh học, khi đó răng không cần phải bọc sứ vì việc bọc sứ lấy đi nhiều mô răng hơn, tốn chi phí hơn là việc chúng ta hàn lại mà vẫn đảm bảo sức nhai và sức bền của răng..

– Với những lỗ sâu mặt bên lớn, tức là sâu vị trí tiếp giáp giữa 2 răng hoặc sâu rìa mặt nhai phía trong hoặc phía ngoài mất hết thành hoặc thành còn lại không đủ 2mm (thân răng còn lại rất yếu) thì chỉ định tốt nhất là làm inlay cho những răng sâu một thành hoặc onlay cho những răng sâu từ 2 thành trở lên.

Inlay và Onlay là một mối hàn bằng sứ có sức chịu lực cao hơn rất nhiều mối hàn bình thường, khi inlay và onlay gắn lên răng bằng vật liệu sinh học sẽ đảm bảo độ kín khít tuyệt đối giữa răng và mối hàn sứ.

– Ngoài lựa chọn inlay, onlay thì bạn có thể làm chụp sứ. Vùng răng hàm chú trọng đến chức năng ăn nhai, nâng đỡ khớp cắn cũng như độ phồng của má là chính, nên việc lựa chọn vật liệu cũng đơn giản hơn.

Related Posts