Việt Nam phong tục

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa rất phong phú và phải nói rất chi là “màu mỡ”, từ ẩm thực đến lễ hội, từ truyền thống gia đình, tập tục tổ tiên để lại đến nghi thức ở địa phương như làng, xã hay khu vực lớn như tỉnh/ thành phố cho đến cả Việt Nam,… Và phong tục Việt Nam là thứ mà tôi muốn nhắc đến, là cái nôi từ thời xa xưa cho đến trải qua bốn nghìn năm văn hiến, dù trải qua rất nhiều năm bị đô hộ nhưng vẫn không bị xóa sổ, thậm chí là được cải tiến trở nên văn minh hơn, phù hợp hơn với thời đại. Cuốn “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính sẽ đưa ta quay ngược lại thời gian xưa, được đắm mình trước vô vàn những phong tục, tập quán trên nhiều lĩnh vực đời sống để cảm thấy mình yêu con người Việt Nam và quý trọng những gì tổ tiên đã tạo ra và lưu truyền.

Phan Kế Bính là một nhà biên khảo và dịch thuật xuất sắc, nhà văn hóa lớn có tư tưởng vượt thời đại. Ông lấy biệt hiệu là Bưu Văn, đỗ cử nhân Hán học nhưng không thích làm quan nên dấn thân vào sự nghiệp làm báo. Các tác phẩm của ông có thể kể đến như Việt Hán văn khảo (1918), Việt Nam phong tục (1915), Đại Nam nhất thống chí (1916) và bản dịch có giá trị nhất của ông là Tam Quốc Diễn Nghĩa (1907, nguyên tác La Quán Trung),… Nhắc về ông, PGS.TS Nguyễn Trường Lịch viết trên tạp chí “Văn hóa Nghệ thuật” như sau: “Điểm ngời sáng nhất của Phan Kế Bính chính là ở trí tuệ sắc sảo với khát vọng chiếm lĩnh khoa học say mê đầy sáng tạo. Ông đã lưu lại cho con cháu đời sau hàng ngàn trang sách quý sống mãi với non sông đất nước! Chỉ trên dưới 10 năm, Phan tiên sinh đã soạn thảo gần chục tác phẩm có giá trị lâu dài chứng tỏ nghị lực lao động bền bỉ đầy sáng tạo vượt qua mọi trở ngại. Đúng là một nhà văn hóa tài hoa dồi dào năng lực đã góp phần làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Điều đáng tiếc nhất là ông giã từ cuộc sống quá sớm lúc tài năng đang nở rộ.”

Xem thêm:   Chuyên gia tuyên bố sốc: 'Thế giới linh hồn thật sự tồn tại'?

Quyển sách “Việt Nam phong tục” do OMEGA+ phát hành có tổng cộng 3 thiên: Thiên thứ nhất nói về phong tục trong gia tộc, thiên thứ nhì nói về phong tục Hương đảng, thiên thứ ba nói về phong tục xã hội. Mới đọc một vài trang đầu của thiên thứ nhất, chắc chắn bạn sẽ thấy choáng ngợp trước lượng thông tin khổng lồ mà tác giả truyền tải, không những thế, cách viết rất mạch lạc, súc tích và điêu luyện đã khẳng định tác giả là một người rất tài năng, kiến thức sâu rộng và giàu vốn sống không phải ai cũng viết được.

Có thể trích đoạn nói về vấn đề “Thân thuộc” trong Thiên thứ nhất như sau: “Trên cha mẹ thì có ông bà, gọi là tổ phụ mẫu; Trên ông bà là cụ, gọi là tằng tổ phụ mẫu; trên cụ là kỵ, gọi là cao tổ phụ mẫu; Còn nữa thì gọi chung là cao cao tổ; Mãi đến thủy tổ là cùng. Dưới mình là con, dưới con là cháu, dưới cháu là chắt, gọi là tằng tôn, dưới cháu là chút, gọi là huyền tôn. Còn ở dưới nữa, tổng chi gọi là viễn tôn. Tự cao tổ cho đến viễn tôn, gọi là cửu tộc. Trong cửu tộc chia ra năm bậc để trở, gọi là ngũ phục.” Hay có thể nhắc đến vấn đề “Đạo làm con” trong thiên thứ nhất: “Ta đọc sách thánh hiền, lấy chữ hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu tram nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện “Nhị thập tứ hiếu” làm phương châm cho đạo làm con. Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời, biết phụng dưỡng cha mẹ.” Không chỉ cung cấp kiến thức, qua từng trang sách, tác giả muốn khẳng định giá trị văn hóa, đạo đức con người trong các mối quan hệ xã hội là rất đáng coi trọng, dù làm gì, ở đâu thì phải coi trọng lễ, nghĩa, đạo đức và phẩm chất cá nhân, lấy chúng lên làm đầu.

Xem thêm:   AM trong kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành một AM giỏi? – JCP Media Room

qBên cạnh giá trị đạo đức, nhân cách, tác giả đã nêu ra nhiều vấn đề tàn dư thời phong kiến để lại và vẫn còn lưu truyền đến thời Pháp thuộc như vấn đề đối nhân xử thế giữa chồng với vợ cả, vợ lẽ như trong bối cảnh của nhiều phim Việt Nam gồm ông hội đồng và nhiều bà vợ hay giữa các bà vợ với nhau, có thể là thuận hòa chị em hay bất đồng, chơi xấu nhau nhằm tranh giành sự yêu thương, quan tâm của người chồng. Bên cạnh thiên thứ nhất, thiên thứ hai và thiên thứ ba đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng, những giá trị văn hóa – xã hội còn lưu truyền đến ngày nay như việc tế tự, thuế khóa, hương học, khoán ước, tuần đinh hay vua tôi, thầy trò, các loại đạo giáo, khoa cử, võ nghệ, một số nghề phổ biến trong quá khứ như làm ruộng, nuôi tằm, bách công, buôn bán, tướng thuật, thanh đồng, nhuộm răng, hát xẩm, hát ả đào, hút thuốc lào, ẩm thực, các việc kiêng kỵ,…Sách gồm 98 vấn đề, nhiều như vậy nhưng ở mối vấn đề tác giả luôn viết một cách chi tiết, đầy đủ nhưng cô đọng, không lan man, cảm giác như người đọc sau khi đọc xong một vấn đề lại muốn lật tiếp để đọc vấn đề thứ hai, rất thú vị và bổ ích và không thể bỏ lỡ cho những ai muốn tìm hiểu sâu về giá trị phong tục, truyền thống, cả không chuyên cho đến những nhà văn hóa học, nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý muốn khai thác các khía cạnh khác nhau, bổ sung vào chuyên môn của mình.

Xem thêm:   Tâm Lý Học Thấu Hiểu Bản Thân

Sách “Việt Nam phong tục” là một quyển sách quý hiếm được viết bởi một con người Việt Nam hiếm có lúc bấy giờ. Hy vọng với bài viết này, người đọc sẽ phần nào có căn cứ để tìm đọc quyển sách về phong tục tuy đã cũ nhưng nội dung thì không cũ chút nào, thậm chí rất hấp dẫn, lôi cuốn và nhiều tri thức mang lại.

Related Posts