Trường Pháp Ở Việt Nam 1945-1975

Nhân dịp TỌA ĐÀM | TRƯỜNG PHÁP Ở VIỆT NAM 1945-1975: TỪ SỨ MẠNG KHAI HÓA ĐẾN NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Thời gian: Thứ bảy ngày 08.10.2022 vào lúc 09:00 Tại Hội trường tầng 2, Thư viện Hà Nội, 54E Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Vào cửa tự do)

Mình đăng lại review về cuốn sách này

—–

TRƯỜNG PHÁP Ở VIỆT NAM 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa

(TS Nguyễn Thụy Phương)

Sau năm 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách xoay sở cục diện và thực hiện nhiều kế hoạch nhằm cứu vãn tình hình hoặc ít nhất là duy trì sự hiện diện của văn hóa Pháp tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, giáo dục được nhà cầm quyền Pháp coi là cứu cánh để thực hiện mục đích. Do đó hàng loạt chính sách, biện pháp được nhà cầm quyền pháp đưa ra, đặc biệt là những nỗ lực trong việc khôi phục và thúc đẩy phát triển hệ thống trường Pháp tại Việt Nam – nền tảng của hệ thống giáo dục pháp thời thuộc địa.

Thông qua việc nghiên cứu phân tích các nguồn tư liệu lưu trữ tại Pháp, hải ngoại và Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương đã phân tích sự tồn tại của hệ thống trường Pháp tại Việt Nam sau năm 1945 trong những biến đổi không ngừng của bối cảnh chính trị ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Xem thêm:   Hoa Trên Mộ Algernon

Bằng tinh thần nghiên cứu cẩn trọng và nghiêm túc, thông qua việc thu thập phân tích các nguồn dữ liệu, cùng với việc thu thập lời chứng của những người trong cuộc, tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương đã phần nào phục dựng lại bức tranh về hệ thống trường Pháp tại Việt Nam sau năm 1945 trên bình diện chính sách tổ chức và cách thức vận hành. Qua đó cho thấy sự chuyển mình của hệ thống trường Pháp từ sứ mệnh “khai hóa” sang cái gọi là “ngoại giao văn hóa” – những mục đích được chính quyền thực dân cho là cao đẹp khi xâm lược Việt Nam. Bên cạnh đó là những câu chuyện học đường, mối quan hệ giáo viên, học sinh và cả chuyển biến tư tưởng nơi những người dạy và học được thể hiện qua hồi ức của người trong cuộc. Tất cả những điều này được giới thiệu trong cuốn sách “Trường Pháp ở Việt Nam 1945 – 1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa”

Đây là ấn phẩm thứ hai của tác giả về hệ thống giáo dục thuộc địa sau cuốn sách “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền Thoại đỏ và huyền thoại đen”. Chúng tôi hi vọng cuốn sách sẽ góp phần bổ sung thêm những tư liệu mới trong nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử giáo dục nói riêng, đồng thời có cái nhìn và đánh giá khách quan về những thành tựu và hạn chế của hệ thống trường Pháp tại Việt Nam. Lịch sử là khách quan, tuy nhiên tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương cũng nhấn mạnh rằng sự thật trong các văn khố, các tài liệu lưu trữ hải ngoại đôi khi cũng hết sức chủ quan, xuất phát từ những chính sách quan điểm của nhà quản lý. Mong rằng độc giả có thể tìm hiểu và chắt lọc được từ cuốn sách những thông tin hữu ích góp phần vào việc nâng cao giá trị tri thức của mình.

Xem thêm:   Nếu có 11 dấu hiệu này, hai bạn đang có tình yêu đẹp thực sự

Buổi TỌA ĐÀM sẽ phát trực tiếp trên các trang Facebook của Omega Plus Books và Viện Pháp tại Việt Nam với sự góp mặt của các diễn giả:

Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương, tác giả cuốn sách

Ông Arnaud PANNIER, Tùy viên Hợp tác Giáo dục, ĐSQ Pháp tại Việt Nam

Chủ trì: Tiến sĩ Mai Anh Tuấn – Nhà báo, nhà phê bình văn học

Related Posts