Trịnh Công Sơn – Thư Tình Gửi Một Người

“Nếu đời sống này còn cho anh có Ánh dài lâu thì anh nghĩ rằng đó đã là hạnh phúc của đời mình rồi”

Những ngôn từ thực sự mê hoặc, hay là “huyền hoặc” như cách mà cố NS Trịnh Công Sơn đã dùng là thứ chất liệu gây nghiện trong cả phim và sách về ông.

Tôi thấy thấu cái sự đa sầu đa cảm của 1 nghệ sĩ – người nhìn ra được cảnh: “Vùng đất này như một miền bỏ hoang mà anh đã hiện diện ở đây làm loài củi mục. Cái sự “nhạy cảm “ mà mấy nay bị nhận định là một trap boy trên màn ảnh có phải hơi khắt khe quá phải không….

(Có một điều từ phim mà tôi dám chắc quá mập mờ. Đó là TCS ko hề tùy tiện lăm le dẫn con nhà người ta bỏ nhà ra đi. Bởi như trong lá thư ngày 17/9/1964, chính ông ý thức được và tự tay viết: “Nếu Ánh lớn lên từ một loài hoa không có ràng buộc thân thuộc nào thì anh đã mời lên vùng SG này để mỗi sáng sớm vào lúc 5h trở dậy uống cafe và mặc áo ấm đi quanh…”)

Như mọi cuốn sách khác, những đoạn trích tung ra vốn là những đoạn hay nhất, nên nếu ko đủ kiên tâm để đọc hết những trang-thư-riêng-tư thì ta sẽ sớm cảm thấy cuốn sách nhạt nhẽo và sáo rỗng. Tất cả chỉ là Nhớ Ánh và Nhớ Ánh.

Xem thêm:   9 Bức Thư Từ Người Ông Triệu Phú

Một màu sến sẩm như vậy nhưng lại-không-thể-chê, vì TCS đâu có ý viết thư cho cả xóm cùng nghe?!? :)) Có đoạn thư còn viết: Ánh hãy cất kỹ hoặc đốt đi cũng đc….

Vậy nên đã là tâm thế người ngoài đọc thư tay thì nên tôn trọng nó, thâm chí chính TCS cũng tự đánh giá ‘viết quá nhiều để bày tỏ những muộn phiền của mình là một yếu điểm’ cơ mà.

Ở 1 điểm nhìn khác, có một cảm giác rất ba phải trong tôi. Nếu giữa thế kỷ 21 còn một chàng trai viết lá thư dài đẫm tính từ như này thì tôi sẽ sợ chết mất. Nhưng vào thời kỳ con người chẳng ngại lãng mạn đó thì hẳn đây là những dòng tỏ tình tuyệt diệu. Những dòng thư thòng cả tim như:

“Anh hơi lạ lùng là suốt những ngày lên đây anh thường nằm mơ có Ánh”

“Như một đứa trẻ ăn hết chè để lại dành hạt táo lại cuối cùng mới nhai, anh cũng đọc thư Ánh sau cùng với một nỗi mừng vui mà anh không thể nào gọi tên được”

“Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ, không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói, đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào”

“Bây giờ anh chỉ biết tập làm người chẳng hề giận hờn. Xem giận hờn như một ân huệ trời đã dành riêng cho Ánh.”

Xem thêm:   Top 10 Tiểu thuyết văn học Nga hay nhất mọi thời đại

Những phép so sánh tốt nghiệp cử nhân văn học cũng chưa chắc nghĩ ra được, kiểu: “Thời kỳ trăng đẹp nhất là trăng bằng tuổi Ánh” (ù wow lmaooo)

Không chỉ tình tứ, một đoạn viết về chiến tranh cũng gánh giá trị nghệ thuật còng lưng: “Trên vòm trời của đêm nay anh nói cho Ánh nghe về những chuyến bay phản lực âm ì không ngừng như muốn làm vỡ tung một ít sao còn mắc trên đó. Những tiếng súng nổ thưa từ bên kia con đường, từ những góc phố, những tiếng động cơ bút phổi của từng đoàn xe vút đi. Chiến tranh đầy lên như một lần ngập lụt.”

Nhìn tổng quan về cuốn sách này thì có thể thốt lên 1 điều hiển nhiên là:

– Không một trang giấy nào là không có có chữ Ánh

– Hiếm có một đoạn thư không nhắc đến Ánh

– Và có cả những dòng chỉ có tên Ánh.

“Anh nhớ Ánh đêm nay, cả buổi chiều, nhớ và thèm gọi tên. Ánh đang làm gì ở đó, Ánh là ai là ai là ai”

Tôi thích cách dàn trang của cuốn sách này, xen lẫn giữa chữ đánh máy là hình ảnh bì thư và nét chữ gốc, nó làm các con chữ sống động như thực sự có người đã chạm tay lên đây và mân mê từng dòng. Những hình ảnh minh họa đắt giá như bìa bức điện tín có đề từ ‘mừng sinh nhật hoa mặt trời của anh’ làm nội dung trở nên thật và chạm cảm xúc hơn rất nhiều.

Xem thêm:   Gen Z Trong Kỷ Nguyên Số

__________

– Ai sẽ là người phù hợp để đọc quyển sách này?

– Thú thực tôi cũng ko biết trả lời ntn. Có lẽ là 1 người có gu giống tôi, thích những thứ lãng mạn, bay bổng, thích những con chữ chỉ vì thích thôi chứ cũng chẳng thể áp dụng vào làm content chạy ads được đâu. (“Ly cafe đã đày anh ra ngoài giấc ngủ. Tiếc là anh ko đủ sức để được ngồi viết suốt đêm cho Ánh mà không cạn ý”)

Related Posts