Tái Tạo Nội Tâm

CHỨNG TRẦM CẢM RỐT CUỘC LÀ GÌ

Sự đau khổ của chứng trầm cảm là thứ khó có thể lý giải với những người chưa từng trải qua nó. Khi bị trầm cảm nặng, con người sẽ mất đi hứng thú và tập trung vào những điều tiêu cực, u ám, họ giống như đang bị mắc kẹt trong một vũng lầy mà không có cách nào thoát ra được. Nhiều khách hàng mắc chứng trầm cảm đã nói với tôi rằng, trong sự đau khổ và dằn vặt ấy, ý nghĩ tự tử dường như là giải pháp nhẹ nhàng nhất, nó giống như một con đường để tự giải thoát bản thân.

Vậy tại sao lại khó có thể thoát khỏi chứng trầm cảm như vậy? Khi tôi hơn hai mươi tuổi, tôi từng rơi vào trạng thái trầm cảm mức trung bình suốt một tháng, do đó tôi đã có cơ hội trải nghiệm một cách chân thật nhiều lần rằng tại sao chứng trầm cảm lại ngoan cố như vậy. Những kinh nghiệm ngày đã mang đến cho tôi một nhận thức vô cùng quý giá: trầm cảm là một vòng tròn ác tính được hình thành từ sự ảnh hưởng qua lại giữa cảm xúc và nhận thức. Và cơ chế quan trọng nhất trong đó là ảnh hưởng của cảm xúc đối với nhận thức, đây là điều mà trước đây giới tâm lý học đã không hề coi trọng.

. Sơ đồ của cái vòng tròn ác tính này là: Sự việc tiêu cực → Chứng trầm cảm → Động lực để suy nghĩ → Vô cảm với điều tích cực → Nhạy cảm với điều tiêu cực → Tăng thêm trầm cảm.

Xem thêm:   56 câu danh ngôn về nghề giáo

Sau khi hiểu được cơ chế này, chúng ta có thể tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp.

Bước đầu tiên trong điều trị trầm cảm chính là chấp nhận hiện thực. Những chuyển biến tốt của trầm cảm bắt buộc phải trải qua một thời gian dài, có thể sẽ kéo dài vài tháng thậm chí là vài năm. Nếu chúng ta không chấp nhận và vội vàng cắt đuôi nó, thì có thể sẽ có nhiều mâu thuẫn cảm xúc nảy ra và làm trì trệ quá trình hồi phục của chúng ta. Vậy nên, trước tiên hãy học cách sống chung với nó, sống một cách bình thường như mọi ngày, từ từ chờ đợi sự chuyển biến tốt. Đây là thứ mà liệu pháp Morita gọi là “làm những điều nên làm, thuận theo tự nhiên”.

Bước thứ hai là chủ động điều chỉnh cảm xúc.Hãy áp dụng nhiều cách chuyển hướng sự chú ý khác nhau để điều chỉnh cảm xúc của mình, ví dụ như: vận động, xem tivi, giao lưu nói chuyện, làm việc nhà, đi dạo phố, … Chẳng hạn như khi nói chuyện với người khác, bởi vì bạn cần tập trung chú ý vào cuộc nói chuyện với họ, cho nên bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của mình dời khỏi những chuyện khiến con người ta trầm cảm. Ngoài ra, trong quá trình này, cảm xúc cũng sẽ được giải tỏa hoặc sự phấn khích sẽ trực tiếp tăng lên, thúc đẩy tâm trạng trở nên tốt hơn. Nếu bạn tìm được một người tri kỷ, một người nguyện ý lắng nghe và sẻ chia những nỗi đau khổ của bạn, thì sự đồng cảm và chấp nhận của người ấy cũng có thể xoa dịu và giảm bớt sự trầm cảm của bạn. Đọc sách cũng là một cách để chuyển hướng sự chú ý, đồng thời bạn cũng có thể nhận được sự an ủi và thay đổi nhận thức nhờ đó, điều này rất hữu ích đối với điều chỉnh tâm trạng. Rất nhiều người mắc chứng trầm cảm xong thì không muốn làm bất cứ việc gì nữa, họ chỉ nằm một chỗ và suy nghĩ, điều này thực sự không tốt cho việc xoa dịu cảm xúc.

Xem thêm:   Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em đối với mẹ (14 mẫu)

Khi trầm cảm nghiêm trọng hơn, con người sẽ bị cuốn vào vòng xoáy cảm xúc không thể tự thoát ra được. Lúc này có thể sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm phù hợp với tình trạng để kịp thời điều chỉnh cảm xúc.

Điều tiết cảm xúc là một bước rất quan trọng để thoát khỏi vòng tròn ác tính.

Bước thứ ba là thay đổi nhận thức. Người mắc chứng trầm cảm thường có một số đặc điểm tính cách, chẳng hạn như theo đuổi sự hoàn hảo, yêu cầu cao đối với bản thân, có mục tiêu quá cao và còn rất cố chấp. Ngoài ra, họ còn có một số lối tư duy không hợp lý, chẳng hạn như phóng đại ảnh hưởng của sự việc, nhìn nhận sự việc quá bi quan, … Do đó, để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây ra trầm cảm, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức, đổi mới mô hình tư duy của chính mình.

Phục hồi sau trầm cảm thường là một quá trình xoắn ốc, có những sự cải thiện lặp đi lặp lại với một trình độ cao hơn. Nhìn chung, khi cảm xúc không tốt thì đầu tiên phải điều chỉnh nó, khi cảm xúc tốt rồi thì mới thử cố gắng thay đổi nhận thức.

Trích: Tái tạo nội tâm

Related Posts