Nụ Cười Giác Ngộ

TẠI SAO “NỤ CƯỜI” LẠI CÓ THỂ KHIẾN TA “GIÁC NGỘ”?

Nụ Cười Giác Ngộ của tác giả Thái Chí Trung được xuất bản năm 2021. Cuốn sách tổng hợp những câu chuyện hài hước, thú vị đầy ẩn ý để tu tâm dưỡng tính con người. Giúp bạn ngộ ra được không phải là những triết lý cao siêu, xa vời mà là giác ngộ được chân ý của cuộc sống, đơn giản, bình thản nở một nụ cười với tâm lành ý thiện, chính là sự giác ngộ cao nhất.

Lúc đầu mình cũng khá phân vân khi lựa chọn một cuốn sách về Phật học và thiền định. Nhưng với một người mới “nhập môn” như mình thì đây là một khởi đầu nhẹ nhàng mà không kém phần sâu sắc, thấm thía.

Mục đích của học Phật chính là giúp mình thành Phật

Trước khi tìm hiểu về Phật giáo, có lẽ không chỉ bản thân mình mà rất nhiều người cũng mộng tưởng về cõi Tây phương cực lạc, hay còn gọi là thiên đường, nơi mà mọi phiền muộn trần thế được xóa bỏ, chỉ còn lại sự an nhiên, tĩnh lặng của tâm hồn. Nhưng nguồn gốc của đau khổ lại từ chính trong tâm của chúng ta. Học Phật không phải để tái sinh sau khi chết mà chính là vì sự hiện diện của chúng ta trong chính kiếp sống này.

Qua cuốn sách mình nhận ra rằng bài học quan trọng nhất khi học Phật chính là tu tâm, qua việc quán chiếu tâm của mình, giúp mình trở thành chủ nhân của thân, chủ nhân của tâm.

Xem thêm:   Vùng an toàn khiến bạn trở thành một kẻ an phận, HÃY VƯỢT LÊN!

Thiền là độc giác

“Đọc vạn cuốn sách, không bằng đi vạn dặm đường,

Đi vạn dặm đường, không bằng thỉnh giáo vạn người,

Thỉnh giáo vạn người, không bằng được cao nhân chỉ lối,

Cao nhân chỉ lối, không bằng tự mình đốn ngộ!”

Thái Chí Trung cho rằng thiền không phải là một môn học, càng không phải là tôn giáo. Thiền hiện hữu xung quanh chúng ta, tồn tại trong không gian và thời gian vô tận. Phải là một người có khả năng quan sát, suy nghĩ, thông qua chính những trải nghiệm của bản thân, nhận ra vẻ đẹp của vạn vật đồng thời thấy được sự chân thật của cuộc sống. Biết được bản thân mình là ai, mình được sinh ra với mục đích gì, đó mới chính là ý nghĩa của thiền định.

Không có khó khăn, không có giác ngộ!

Giác ngộ cũng giống như kết quả khi nghĩ ra một sáng kiến mới, phải tự mình vướng mắc vào khó khăn, thậm chí bị bủa vây bởi bóng tối, có được những trải nghiệm chân thực nhất mới có thể ngộ ra được những sự thật của cuộc sống, từ đó tự tìm lấy lối ra cho bản thân mình.

Thời gian vô cùng kỳ diệu, cho dù cuộc đời chúng ta còn dài bao nhiêu, chúng ta cũng không thể ứng trước, không thể tiết kiệm. Mãi mãi chỉ có thể sử dụng giây phút ngay ở hiện tại. Những người giác ngộ khai sáng ngay ở hiện tại, mới là chân tướng cuộc sống.

Xem thêm:   Bài Học Cuộc Sống: Được Và Mất

Cuối cùng, đừng để chuyến dạo chơi trên nhân gian của bản thân trở nên vô ích

Chúng ta có được may mắn được đến với cuộc sống này, mặc dù sinh mạng đáng quý, đời người đáng quý. Nhưng, phần lớn mọi người đều vội vàng mơ hò đi hết một đời mà không lên bất kỳ kế hoạch nào.

Ở sâu trong tâm khảm mỗi người đều có tấm gương tự phản chiếu, ai cũng đều nên ngồi lại để chiêm nghiệm về những điều bản thân thực sự mong muốn và cần thiết trong đời. Tiền bạc, địa vị cuối cùng chỉ là những giọt sương sớm, rồi sẽ tan biến, cuối cùng đọng lại chỉ là những giá trị tốt đẹp mà bản thân đã để lại cho đời.

Nguồn: Một tách trà thiền

Related Posts