Một Trăm Cái Bóng

Tại một trung tâm thương mại sắp bị dỡ bỏ, người ta truyền tai nhau về những cái bóng. Không ai biết chúng tồn tại từ khi nào, và kỳ lạ hơn, những cái bóng được sinh ra trong bóng tối và ẩm thấp, không phải dưới ánh mặt trời.

Người ta tưởng rằng cái bóng vốn vô tri vô giác, mảnh dẻ, phẳng phiu và không có sức sống như tờ giấy, nhưng hoá ra không phải. Nó thậm chí còn sống động và mạnh mẽ hơn cả những con người ngày ngày trải qua cuộc sống buồn tẻ. Ban đầu người ta không nhận ra ngay nó là cái bóng nên họ mặc kệ nó, và rồi không biết nó đã lớn lên từ khi nào. Cái bóng dần tách khỏi vật chủ, không còn là một thứ chỉ biết đi theo và bắt chước mọi hành động của người ta.

Nó lừa người ta bằng cảm giác thân thuộc khó giải thích bằng lời, khiến người ta vô thức đi theo nó. Và rồi bị nó nuốt chửng. Một khi cái bóng sống dậy, nghĩa là ta đã không thể chịu đựng thêm nữa …

“Một trăm cái bóng” không “khó nuốt” như ban đầu mình đã hình dung. Nhờ giọng kể nhẹ nhàng và tự nhiên của tác giả, nỗi sợ bị cái bóng nuốt chửng trở nên dễ hiểu hơn, và không khiến cho độc giả có cảm giác mệt mỏi khi đọc. Bên cạnh đấy, dù không trông chờ quá nhiều, tuyến tình cảm của nhân vật chính là một điểm sáng giữa bức tranh xám xịt và lạnh lẽo của cuộc sống bên lề xã hội hiện đại. Tiểu thuyết không quá dài và không nhồi nhét quá nhiều nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố kỳ ảo và hiện thực, “Một trăm cái bóng” là một cuốn sách đáng đọc.

Xem thêm:   Tác giả Han Cri-xti-an An-đéc-xen (Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm)

Điểm trừ duy nhất của cuốn sách là Nhã Nam không đánh dấu lời thoại của nhân vật bằng dấu gạch ngang hay ngoặc kép mà chỉ tách dòng thôi, điều này khiến mạch cảm xúc của mình lúc đọc dễ bị ngắt quãng, khi mình cứ thỉnh thoảng phải dừng lại để xem đó là lời đối thoại, độc thoại nội tâm hay trần thuật. Mình cũng không rõ đây là dụng ý của Nhã Nam hay bị lỗi nữa, nhưng nếu là lỗi thì mình mong Nhã Nam sẽ không lặp lại điều này trong tương lai.

Related Posts