Tìm Hiểu Về Chủ nghĩa Khắc Kỷ

Đánh giá bài viết

Một trường phái triết học cổ xưa nhưng vẫn mang tính hiện đại, Chủ nghĩa Khắc Kỷ không đưa chúng ta vào những vấn đề phức tạp mà đem đến cuộc sống hàng ngày, những thứ mà chúng ta phải đối mặt và trải nghiệm. Chủ nghĩa Khắc Kỷ là một phương thức sống giúp con người lấy lại cân bằng và tìm thấy sự yên bình trong tâm hồn.

1. Chủ nghĩa Khắc Kỷ là gì?

Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học cổ đại được sáng lập bởi nhà triết học Zeno xứ Citium vào thế kỷ thứ 3 TCN. Những nhà triết học quan trọng của Chủ nghĩa Khắc Kỷ bao gồm Seneca, hoàng đế Marcus Aurelius, và Epictetus.

Chủ nghĩa Khắc Kỷ ra đời với mục tiêu rèn luyện sức mạnh và tinh thần của con người trước những căng thẳng và đau khổ trong cuộc sống. Trong một thế giới hiện đại đầy biến động và khó khăn, Chủ nghĩa Khắc Kỷ giúp chúng ta đối mặt với cuộc sống và tìm thấy sự yên bình trong tâm trí, để không bị “cuốn theo chiều gió” trước những khó khăn và cám dỗ hàng ngày.

– Lịch sử hình thành của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Trường phái triết học cổ xưa này có thể chia thành 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn 1: Khởi nguồn của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Những nhà triết học đầu tiên của Chủ nghĩa Khắc Kỷ bao gồm Zeno xứ Citium (335 – 263 TCN), Cleanthes (331 – 232 TCN) và Chrysippus (khoảng 280 – 207 TCN). Chủ nghĩa Khắc Kỷ đã trở thành một trào lưu triết học quan trọng của thế giới Hy Lạp – La Mã và định hình sự phát triển tư tưởng trong Kỷ nguyên Kitô.

+ Giai đoạn 2: Sửa đổi những nét đặc trưng của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Các triết gia Hy Lạp như Panaetius (khoảng 185 – 109 TCN) và Posidonius (khoảng 135 – 51 TCN) đã sửa đổi một số điểm đặc trưng của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Xem thêm:   Nghị luận về câu nói: Con người sống cần phải biết ước mơ

+ Giai đoạn 3: Nối tiếp và phát triển triết học Khắc Kỷ.

Các nhà triết học La Mã như Seneca, Epictetus (giữa thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ hai), Musonius Rufus (khoảng 30 – khoảng 102 TCN) và hoàng đế Marcus Aurelius (121 – 180, trị vì từ 161 – 180) đã viết các tác phẩm về Chủ nghĩa Khắc Kỷ và cho đến ngày nay, những tác phẩm đó vẫn mang lại giá trị to lớn.

– Mục tiêu của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Các triết gia Khắc Kỷ cho rằng, nỗi đau và đổ vỡ đạo đức là phổ biến trong xã hội. Và cho dù đã trôi qua hàng ngàn năm, những vấn đề tiêu cực mà Chủ nghĩa Khắc Kỷ đề cập vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy, Chủ nghĩa Khắc Kỷ ra đời nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp, sự cân bằng trong cuộc sống và tìm kiếm sự yên bình trong tâm hồn.

2. Chủ nghĩa Khắc Kỷ trong đời sống hiện đại.

Mặc dù đã trải qua hơn 2000 năm, Chủ nghĩa Khắc Kỷ vẫn cung cấp những bài học quý giá và quan điểm triết học hữu ích, giúp con người nâng cao bản thân trong một thế giới liên tục thay đổi.

– Chủ nghĩa Khắc Kỷ – đi tìm sự bình yên trong cuộc sống hiện đại.

Trong cuộc sống ngày nay, khi con người theo đuổi danh vọng và tiền bạc, chúng ta thường quên đi sự trống rỗng trong tâm hồn. Vì vậy, nhu cầu về sức khỏe tinh thần và thăng bằng trong cuộc sống ngày càng được coi trọng.

Chính vì lí do đó, Chủ nghĩa Khắc Kỷ đang thu hút sự chú ý và quan tâm vì mang đến mục tiêu hướng tới cuộc sống tốt đẹp và tìm kiếm niềm vui từ bên trong. Triết học Khắc Kỷ tập trung giải quyết những vấn đề gần gũi trong đời sống, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Xem thêm:   Khởi Chánh Nghiệp

– Một số nhân vật nổi tiếng gắn bó với Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Nhiều người nổi tiếng hoặc có ảnh hưởng lớn tới xã hội đã chọn Chủ nghĩa Khắc Kỷ như một cách để tăng cường sức mạnh, sự chịu đựng và sức bền trong cuộc sống đầy thách thức. Một số cái tên tiêu biểu bao gồm:

  • Arnold Schwarzenegger – Cựu Mr. Olympia, Conan, Kẻ hủy diệt và Thống đốc bang California.
  • Tom Hiddleston – Nam diễn viên người Anh.
  • JK Rowling – Tác giả của siêu phẩm Harry Potter.

3. Chủ nghĩa Khắc Kỷ là một trường phái triết học thực hành

– “Tưởng tượng tiêu cực” trong triết học Khắc Kỷ.

Bạn đã từng nghĩ về những sự kiện tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai? Hoặc đơn giản hơn, bạn lo lắng khi đi đông người vì sợ mất điện thoại hoặc ví tiền? Nếu bạn từng trải qua những trạng thái như vậy, bạn đã thực hành “Tưởng tượng tiêu cực”. Tuy nhiên, tại sao chúng ta phải lo lắng về những rủi ro và bất hạnh có thể xảy đến? Các nhà Khắc Kỷ đã chỉ ra 3 lý do chúng ta nên sử dụng “Tưởng tượng tiêu cực” trong cuộc sống:

+ Ngăn không cho những tình huống bất lợi xảy ra.

Bằng cách suy nghĩ về những căn bệnh có thể mắc phải, bạn sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa.

+ Giảm bớt tác động tiêu cực của chúng đến bản thân.

Khi bạn tưởng tượng trước những phản ứng tiêu cực về một sự việc, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để giảm bớt nỗi đau buồn.

Xem thêm:   Harry Potter tiếng Anh Chính hãng Bloomsbury Bộ 7 cuốn

+ Tưởng tượng tiêu cực để hướng tới hạnh phúc.

Các nhà Khắc Kỷ khuyên chúng ta tưởng tượng mất đi những thứ quý giá để trân trọng những gì đang có.

– “Thuyết vận mệnh” và Chủ nghĩa Khắc Kỷ

Giống như người La Mã cổ đại, các triết gia của Chủ nghĩa Khắc Kỷ tin vào vận mệnh. Họ tin vào thuyết vận mệnh và sự tồn tại của ba nữ thần vận mệnh bao gồm: Clotho quay quận chỉ, Lachesis quyết định độ dài sợi chỉ và Atropos cắt chỉ. Dù cố gắng đến mấy, con người cũng không thể thoát khỏi số phận đã được các nữ thần vận mệnh lựa chọn cho họ.

Tuy nhiên, các nhà Khắc Kỷ chỉ tán thành một hình thức giới hạn của thuyết vận mệnh. Họ khuyến nghị chúng ta tin vào thuyết vận mệnh về quá khứ, luôn nhớ rằng quá khứ không thể thay đổi. Họ không khuyến khích một người mẹ có đứa con bệnh tật tin vào thuyết vận mệnh tương lai, bởi tin vào thuyết vận mệnh sẽ làm mất đi trách nhiệm và cải thiện tình hình. Tuy nhiên, nếu đứa con qua đời, họ khuyên người phụ nữ này tin vào thuyết vận mệnh về quá khứ. Cảm thấy đau khổ sau cái chết của con là tự nhiên, nhưng đắm chìm trong nỗi đau sẽ làm trầm cảm người phụ nữ và không giúp ích trong việc thích ứng với tình huống.

Việc không chìm đắm trong quá khứ không có nghĩa là chúng ta không thể rút ra bài học từ nó. Quá khứ cung cấp cho chúng ta cơ hội để học hỏi và xây dựng tương lai tốt hơn.

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI Tâm sự của Sách.

Related Posts