Giá Mà Nỗi Buồn Có Thể Cầm Nắm Trên Tay

VỀ CÁI TÊN “GIÁ MÀ NỖI BUỒN CÓ THỂ CẦM NẮM TRÊN TAY”

Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy tên sách, “Giá mà nỗi buồn có thể cầm nắm trên tay”, mình đã nghĩ, “à, mình sẽ mua nó”. Thật vậy, mình nghĩ trên đời này ai cũng đã từng muốn có siêu năng lực biến những nỗi buồn thành hình dạng, lúc đó ta chỉ cần vo tròn, đập nát, ném đi là chúng ta đã được chữa lành rồi.

Nhưng có lẽ nỗi buồn không dễ dàng biến mất thế bao giờ, nên mới có hai chữ “giá mà”. Có rất nhiều nỗi buồn luôn quanh quẩn theo ta hằng đêm, khiến ta không thể chìm vào giấc ngủ. Như Rei viết, “… Những kỉ niệm, dù đẹp đẽ hay buồn khổ, thì đều sắc như dao. Mình nghĩ về nó, mình không quên hết được, mình từng mắc sai lầm, mình nhớ hoài về những điều mình không nên nhớ.”

Nhưng Rei cũng nói, “…mình tin, mỗi khi người ta chạm đáy nỗi buồn, nơi mà bạn cảm thấy cuộc đời mình đến đây là tận khổ rồi, không còn có thể phiền muộn hơn được nữa, thì một cánh cửa sẽ mở ra. Vì trong con người, ngoài nỗi buồn ra thì vẫn còn vô vàn cảm xúc khác.” Nếu nỗi buồn có hình dạng, vậy có phải niềm vui, tình yêu, sự xúc động, sự bất ngờ,… cũng sẽ có hình dạng không?

Nếu tình yêu có hình dạng, mình nghĩ đến ngay hình ảnh của gia đình mình, cùng chú mèo nhỏ ở nhà nữa. Tình yêu sẽ có hình dạng là những người thân yêu, vậy nỗi buồn sẽ có hình dạng là những người, những việc khiến ta mệt mỏi và tổn thương. Sau dần, ta sẽ học được cách buông bỏ và tìm được cách chữa lành bản thân, bằng những trải nghiệm và những cảm xúc khác.

Xem thêm:   Truyện Cây Tre Trăm Đốt – Nội Dung Chi Tiết và Bài Học

Vậy đó, dù nỗi buồn không thể dễ dàng ném đi, nhưng nó có thể được chữa lành. Khép lại cuốn sách, mình đã được an ủi rất nhiều; mình tin rằng có rất nhiều bạn trẻ ngoài kia cũng như mình vậy, khao khát học cách làm cho nỗi buồn “tan biến”. Hãy đọc thử cuốn sách và cảm nhận nhé.

Related Posts