Gen Z tạo nên 1 làn sóng nguồn nhân lực trẻ bắt đầu gia nhập vào thị trường lao động
Số lượng hơn hẳn thế hệ Millennial, nhóm này sẽ chiếm 25% số lao động và tiêu dùng vào năm 2025. 28% các nhà quản lý băn khoăn về khả năng tuyển dụng, giữ chân và đào tạo thế hệ Gen Z.5 Thế hệ Z là những người lao động chăm chỉ – một tài sản đối với các doanh nghiệp, để tuyển dụng cũng như giữ chân họ, nhà tuyển dụng cần phải thật sự thấu hiểu họ cần gì khi đi làm.
Gen Z không chỉ làm việc chăm chỉ, họ còn có trách nhiệm với sự nghiệp của mình. Thế hệ này sẵn sàng làm thêm giờ nếu họ được thưởng và tuyên dương vì điều đó. Họ có tính cạnh tranh và muốn được đánh giá bằng công lao của họ. Điều này có nghĩa là họ cũng coi trọng việc phát triển kỹ năng và hoàn thiện bản thân, và họ thường thích làm việc độc lập.
Điều này cũng tạo nên một thế hệ doanh nhân mới. 42% đáp viên là gen Z trả lời các khảo sát rằng họ muốn có công việc kinh doanh của riêng họ vào một ngày nào đó.
Chỉ 38% số người cho rằng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là quan trọng.
76% tự mô tả mình là người có trách nhiệm thúc đẩy sự nghiệp của chính họ
58% nói rằng họ muốn làm việc vào ban đêm và cuối tuần nếu được trả lương cao hơn
Có lẽ vì lớn lên trong môi trường kỹ thuật số của họ, nên Gen Z đặt giá trị cao về tương tác trực tiếp. Những nhân viên này không chỉ muốn làm việc đơn thuần – họ cũng muốn được quản lý huấn luyện, đào tạo. Họ quan tâm đến việc giao tiếp, quan hệ tại nơi làm việc, điều này làm cho văn hóa trở thành yếu tố quyết định, thuyết phục ứng viên Gen Z đến và ở lại với doanh nghiệp.
40% – Bốn mươi phần trăm muốn tương tác hàng ngày với sếp của họ và nghĩ rằng họ đã làm sai điều gì đó nếu họ không được tương tác qua lại với sếp của họ.