Thơ Tố Hữu ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Đánh giá bài viết

Thơ Tố Hữu ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Tìm Hiểu Thông Tin Về Cuộc Đời, Phong Cách Sáng Tác Của Tố Hữu.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Tố Hữu

Tố Hữu là một trong những người đi đầu trong phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đọc ngay tiểu sử cuộc đời tác giả Tố Hữu sau đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị về ông nhé!

  • Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4/10/1920 – 9/12/2002) là một thiếu tá một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành.
  • Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều tài liệu, sách báo thường ghi ông sinh tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
  • Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế.
  • Tại Huế, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maksim Gorky,… và qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ, Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.
  • Tháng 4 năm 1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, Nguyễn Kim Thành luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
  • Tháng 3/1942, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế.
  • Năm 1946, ông trở thành bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
  • Cuối 1947, Tố Hữu lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông bắt đầu giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước, cụ thể:
    • 1948: Là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
    • 1963: Là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
    • Tại đại hội Ðảng lần II (1951): Trở thành Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
    • Tại đại hội Ðảng lần III (1960): Ông chính thức vào Ban Bí thư;
    • Tại đại hội Ðảng lần IV (1976): Ông là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
    • Từ 1980: Trở thành Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
    • 1981: Là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
  • Ngoài ra ông còn từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
  • Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò “nhà thơ đi làm kinh tế” không thành công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
  • Vào lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002, ông qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Đón đọc thêm về❤️️Bài Thơ Đất Nước Của Tố Hữu❤️️ Những Bài Bất Hủ Nhất

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Tố Hữu

Tổng quan những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu:

  • Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
  • Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu đã sáng tác được nhiều tập thơ, bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp của mình, trong đó phải kể đến: Từ ấy (bao gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng), tập thơ Việt Bắc,…
  • Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ Gió lộng của ông thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: “Gió lộng đường khơi rộng đất trời”. Thời kỳ này, thơ Tố Hữu cũng lộng gió, đó là gió của tâm hồn với Em ơi Ba Lan, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, Tiếng chổi tre…
  • Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, thơ Tố Hữu vẫn bám sát những bước đi và nhiệm vụ của cách mạng, của đời sống chính trị trên đất nước ta. “Ra trận” là tập thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước nổi tiếng.
  • Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ, từ người “đã ngã xuống cánh rừng trai trẻ” hay “người đến với thơ ông suốt thời thơ ấu” (nhận xét của Nguyễn Khoa Điềm), được lưu giữ và phát huy như một sức mạnh tinh thần, một giá trị văn hóa tiềm ẩn trong con người thời đại Hồ Chí Minh.
  • Những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tố Hữu đó là:
    • Tập thơ Từ ấy (1946)
    • Tập thơ Việt Bắc (1954)
    • Tập thơ Gió Lộng (1961)
    • Tập thơ Ra trận (1972)
    • Tập thơ Máu và Hoa (1977)
    • Tập thơ Một tiếng đờn (1992)
    • Tập thơ ta với ta (1999)
  • Trong các tác phẩm của ông, phải nhắc đến bài thơ Việt Bắc – bài thơ được ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến năm 1954. Hiểu được nỗi trăn trở của nhân dân khi đất nước đang đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt, tác phẩm Việt Bắc xuất hiện đã thể hiện xuất sắc cảm xúc của người ra đi và người ở lại.

Vinh danh:

  • Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ Việt Bắc).
  • Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996).
  • Huân chương Sao Vàng (1994).

Phong Cách Sáng Tác Của Tố Hữu

Là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, Tố Hữu luôn đem đến cho bạn đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi đọc thơ của ông. Vậy phong cách sáng tác của Tố Hữu là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

  • Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị: Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ. Thơ của ông luôn ngợi ca lí tưởng cách mạng, kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng và cuộc sống tươi đẹp của con người.
  • Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.
  • Một nét đặc sắc nữa của thơ Tố Hữu đó là có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, kế tục truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại; gắn bó với vận mệnh của đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc.

=>Tố Hữu được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”,”một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng – Nghệ thuật – Tình yêu”, “một viên ngọc trong nền văn hóa Việt Nam”, “nhà thơ của chủ nghĩa nhân văn cách mạng.

Chia sẻ thêm ❤️️Thơ Tố Hữu Về Tình Yêu❤️️Tuyển Tập Những Bài Hay Nhất

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Tố Hữu

Thohay.vn sưu tầm tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu, mời bạn cùng theo dõi.

Thơ

*Từ ấy (1946)

  • Đi Tây
  • Hai cái chết
  • Lạnh lùng
Xem thêm:   Truyện ngắn - Sự tường thuật chân thực và tác động tâm lý

+Máu lửa

  • Mồ côi
  • Hai đứa bé
  • Tương tri
  • Đi đi em!
  • Hồn chiến sĩ
  • Vú em
  • Lão đầy tớ
  • Xuân lòng
  • Hầm người
  • Dửng dưng
  • Hỏi cụ Ngáo
  • Tiếng hát sông Hương
  • Chiều
  • Tháp đổ
  • Hãy đứng dậy
  • Lao Bảo
  • Liên hiệp lại
  • Như những con tầu
  • Từ ấy
  • Tiếng sáo Ly Quê
  • Quyết để kháng
  • Đông Kinh nhuộm máu
  • Tình thương với chiến tranh
  • Ly rượu thọ
  • Hi vọng
  • Những người không chết
  • Ý xuân

+Xiềng xích

  • Tâm tư trong tù
  • Trưa tù
  • Con chim của tôi
  • Quanh quẩn
  • Nhớ người
  • Khi con tu hú
  • Nhớ đồng
  • Song thất
  • 14 tháng 7
  • Giờ quyết định
  • Tranh đấu
  • Dậy lên thanh niên
  • Năm xưa…
  • Đông
  • Châu Ro
  • Đôi bạn
  • Trăng trối
  • Con cá, chột nưa
  • Quyết hy sinh
  • Bà má Hậu Giang
  • Qua cổ tháp
  • Người lính đêm
  • Ba tiếng
  • Tiếng chuông nhà thờ
  • Cảm thông
  • Một tiếng rao đêm
  • Dậy mà đi!
  • Đời thợ
  • Người về
  • Tiếng hát đi đày

+Giải phóng

  • Dưới trưa
  • Tương thân
  • Đêm giao thừa
  • Tiếng hát trên đê
  • Đói! Đói!
  • Vỡ bờ
  • Đi
  • Xuân đến
  • Hồ Chí Minh
  • Huế tháng tám
  • Thưa các ông nghị
  • Giết giặc
  • Xuân nhân loại
  • Vui bất tuyệt

*Việt Bắc (1954)

  • Đêm xanh
  • Tình khoai sắn
  • Trường tôi
  • Lạnh lạt
  • Cá nước
  • Phá đường
  • Bà mẹ Việt Bắc
  • Giữa thành phố trụi
  • Sợ
  • Lên Tây Bắc
  • Bà Bủ
  • Bầm ơi!
  • Lượm
  • Em bé Triều Tiên
  • Mưa rơi
  • Voi
  • Bắn
  • Bài ca của người du kích
  • Cho đời tự do
  • Bài ca tháng mười
  • Đời đời nhớ Ông
  • Sáng tháng năm
  • Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
  • Ta đi tới
  • Việt Bắc
  • Lại về

*Gió lộng (1961)

  • Xưa… nay
  • Quê mẹ
  • Hai anh em
  • Quang vinh Tổ quốc chúng ta
  • Chị là người mẹ
  • Trên miền Bắc mùa xuân
  • Hoa tím
  • Qua Liễu Châu
  • Phạm Hồng Thái
  • Đường sang nước bạn
  • Mục Nam Quan
  • Trước Krem-lin
  • Với Lê-nin
  • Mùa thu mới
  • Người con gái Việt Nam
  • Ba bài thơ trăng, bài 1
  • Ba bài thơ trăng, bài 2
  • Ba bài thơ trăng, bài 3
  • Thù muôn đời muôn kiếp không tan
  • Bay cao
  • Em ơi… Ba Lan…
  • Ba mươi năm đời ta có Đảng
  • Tiếng chổi tre
  • Tiếng ru
  • Cánh chim không mỏi
  • Bài ca mùa xuân 1961
  • Mẹ Tơm

*Ra trận (1972)

  • Tâm sự
  • Có thể nào yên?
  • Lá thư Bến Tre
  • Giữa ngày xuân
  • Miền Nam
  • Trên đường thiên lý
  • Từ Cu-ba
  • Hãy nhớ lấy lời tôi!
  • Tiếng hát sang xuân
  • Tiễn đưa
  • Đường vào
  • Chiếc áo xanh
  • Bài ca lái xe đêm
  • Những ngọn đèn
  • Mẹ Suốt
  • Ê-mi-ly, con
  • Kính gửi cụ Nguyễn Du
  • Xuân sớm
  • Chào xuân 67
  • Tấm ảnh
  • Táo rụng
  • Chuyện thơ
  • Một con người
  • Bài ca xuân 68
  • Gửi người đi Pari
  • Chuyện em…
  • Xuân 69
  • Bác ơi!
  • Theo chân Bác
  • Lều cỏ Lê-nin
  • Tuổi 25
  • Bài ca xuân 71

*Máu và hoa (1977)

  • Xin gửi Miền Nam
  • Cây hồng
  • Thăm trại Ba Vì
  • Gặp anh Hồ Giáo
  • Rôm, hoàng hôn
  • Sta-lin-grát một ngày xuân
  • Việt Nam, máu và hoa
  • Nước non ngàn dặm
  • Đường của ta đi
  • Toàn thắng về ta
  • Vui thế hôm nay…
  • Bài ca quê hương
  • Với Đảng, mùa xuân

*Một tiếng đờn (1992)

  • Một khúc ca
  • Phút giây…
  • Mừng bạn, mừng ta
  • Mừng thọ bác Nguyễn Phan Chánh
  • Một nhành xuân
  • Bài thơ đang viết
  • Đêm cuối năm
  • Sáng đầu năm
  • Màu tôi yêu
  • Làng Thượng
  • Ngày và đêm
  • Ca vui
  • Xuân đấy
  • Ngẫu hứng
  • Đêm xuân 85
  • Ngọn lửa
  • Sta-lin-grát anh hùng
  • Gửi theo anh Xuân Diệu
  • Phồn Xương
  • Đêm thu quan họ
  • Hà Trung
  • Luy Lâu
  • Cẩm Thuỷ
  • Ngọc Lặc
  • Như Xuân
  • Nông Cống
  • Tĩnh Gia
  • Hoằng Hoá
  • Quảng Xương
  • Hậu Lộc
  • Vườn nhà
  • Nhớ về Anh
  • Đảng và thơ
  • Thật giả
  • Dưỡng sinh
  • Lạc đường
  • Quảng cáo
  • Cái bánh đời
  • Hôn anh
  • Nhớ Chế Lan Viên
  • Bảy mươi
  • Giao thừa
  • Chào năm 2000!
  • Một tiếng đờn
  • Một thoáng Cà Mau
  • Anh sáo mù
  • Chị và em
  • Đêm trăng Năm Căn
  • Đồng Thoại Sơn
  • Nhà hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
  • Chợ Đồng Xuân
  • Mới
  • Lạ chưa?
  • Vườn cam Tường Lộc
  • Đồng Tháp Mười
  • Nuôi trăn
  • Tằm tơ Bảo Lộc
  • Xưởng nhà
  • Có một ngày như thế
  • Chị bí thư nhà máy
  • Hát trên dàn khoan dầu
  • Lòng Anh
  • Hiên ngang Cu-ba
  • Chân lý vẫn xanh tươi
  • Dầu và máu
  • Xuân đang ở đâu…
  • Xuân hành 92
  • Ta lại đi
  • Toà án Mỹ
  • Trưa tháng tư, Sài Gòn
  • Chùa Hương
  • Anh cùng em
  • Chân trời mới
  • Duyên thầm

*Một số tác phẩm khác

  • Nhật ký đường về
  • Qua biên giới
  • Tạm biệt
  • Tri âm
  • Ta với ta

Tiểu Luận

  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)

Tuyển tập 🍃Thơ Lục Bát Của Tố Hữu 🍃Trọn Bộ Những Bài Hay Nhất

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Tố Hữu

Mặc dù Tố Hữu đã đi xa nhưng những tác phẩm của ông vẫn luôn còn mãi trong lòng của những độc giả yêu nước, yêu văn học. Dưới đây là 15 bài thơ hay nhất của nhà thơ Tố Hữu, cùng thưởng thức nhé!

Việt Bắc

– Mình về mình có nhớ ta?Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân lyCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

– Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?Mình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để già.Mình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng sonMình về, còn nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt MinhMình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

– Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về.Nhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.Ta đi, ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.Nhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèo.Nhớ sao tiếng mõ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa…

Ta về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng người.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.Núi giăng thành luỹ sắt dàyRừng che bộ đội, rừng vây quân thùMênh mông bốn mặt sương mùĐất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng.Nhớ sông Lô, nhớ phố RàngNhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà…Những đường Việt Bắc của taĐêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.Dân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.Nghìn đêm thăm thẳm sương dàyĐèn pha bật sáng như ngày mai lên.Tin vui chiến thắng trăm miềnHoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vềVui từ Đồng Tháp, An KhêVui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Ai về ai có nhớ không?Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.Nắng trưa rực rỡ sao vàngTrung ương, Chính phủ luận bàn việc côngĐiều quân chiến dịch thu đôngNông thôn phát động, giao thông mở đườngGiữ đê, phòng hạn, thu lươngGửi dao miền ngược, thêm trường các khu…

Ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soiỞ đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.Mười lăm năm ấy, ai quênQuê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoàMình về mình lại nhớ taMái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

– Nước trôi nước có về nguồnMây đi mây có cùng non trở về?Mình về, ta gửi về quêThuyền nâu trâu mộng với bè nứa maiNâu này nhuộm áo không phaiCho lòng thêm đậm, cho ai nhớ mình.Trâu về, xanh lại Thái BìnhNứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.

– Nước trôi, lòng suối chẳng trôiMây đi mây vẫn nhớ hồi về nonĐá mòn nhưng dạ chẳng mònChàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.Nứa mai mình gửi quê nhàNước non đâu cũng là ta với mình.Thái Bình đồng lại tươi xanhPhên nhà lại ấm, mái đình lại vui…

Xem thêm:   Cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử

– Mình về thành thị xa xôiNhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?Phố đông, còn nhớ bản làngSáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?Mình đi, ta hỏi thăm chừngBao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

– Đường về, đây đó gần thôi!Hôm nay rời bản về nơi thị thànhNhà cao, chẳng khuất non xanhPhố đông, càng giục chân nhanh bước đường.Ngày mai về lại thôn hươngRừng xưa núi cũ yêu thương lại về.Ngày mai rộn rã sơn khêNgược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.Than Phấn Mễ, thiếc Cao BằngPhố phường như nấm như măng giữa trời.Mái trường ngói mới đỏ tươiChợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàngMuối Thái Bình ngược Hà GiangCày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh.Ai về mua vại Hương CanhAi lên mình gửi cho anh với nàngChiếu Nga Sơn, gạch Bát TràngVải tơ Nam Định, lụa hàng Hà ĐôngÁo em thêu chỉ biếc hồngMùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươiCòn non, còn nước, còn trờiBác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!

– Mình về với Bác đường xuôiThưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ NgườiNhớ Ông Cụ mắt sáng ngờiÁo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!Nhớ Người những sáng tinh sươngUng dung yên ngựa trên đường suối reoNhớ chân Người bước lên đèoNgười đi, rừng núi trông theo bóng Người…

– Lòng ta ơn Đảng đời đờiNgược xuôi, đôi mặt một lời song song.Ngàn năm xưa, nước non HồngCòn đây, ơn Đảng nối dòng dài lâuNgàn năm non nước mai sauĐời đời ơn Đảng càng sâu càng nồng.

Cầm tay nhau hát vui chungHôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.

Từ Ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lý chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim…Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đờiTôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơ…

Đi Đi Em

Rứa là hết! Chiều ni em đi mãiCòn mong chi ngày trở lại Phước ơi!Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôiBởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.

Em len lét, cúi đầu, tay xách góiÁo quần dơ, cắp chiếc nón le teVẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nềHàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ!

Biết không em, nỗi lòng anh khi đó?Nó tơi bời, đau đớn lắm em ơi!Bàn chân em còn luyến tiếc không rờiNơi em đã cùng anh vui phút chốc.

Những đêm tối, anh viết bài em họcCho em quên bớt nỗi nhọc ban ngàyNơi bao nhiêu âu yếm tuổi thơ ngâyAnh đã trút cho lòng em tất cả!

Em ngoái cổ nhìn anh: ta chỉ trảThầm cho nhau đôi mắt ướt ly sầu!Biết làm sao, em hỡi, nói cùng nhau?Tiếng chưởi mắng vẫn phun hoài, nhục nhã!

Thì em hỡi! Đi đi, đừng tiếc nữa!Ngại ngùng chi? Nấn ná chỉ thêm phiền!Đi đi em, can đảm bước chân lênỪ đói khổ đâu phải là tội lỗi!

Anh mới hiểu: càng ngậm ngùi khổ tủiCàng dày thêm uất hận của lòng taNuôi đi em, cho đến lớn, đến giàMầm hận ấy, trong lồng xương ống máu

Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấuMà hôm nay anh đã nhóm trong lòng!

Xuân Hành 1992

Mùa trái chín, cũng là mùa lá rụngTrong giá sương, đông ủ nụ mầm xuânNgày mai… Ai biết xa gần?Biển đời sóng gió, mấy thân nổi chìm!

Buồn vui bao nỗi trong timMới yêu tia nắng, tiếng chim rạng ngờiTrăm năm xuân của đất trờiĐổi sao được một tiếng cười nhân gian?

Ai thương một đoá hoa tànCó đau muôn giọt máu tràn lệ rơi?Mùa xuân đến đó, mình ơi!Ấm lên, đâu chẳng xanh tươi lá cành.

Lẽ nào sống kiếp mong manhTự do hạnh phúc, đời dành cho taVượt bao ghềnh thác đường xaVút lên cao, một khúc ca xuân hành!

Khi Con Tu Hú

Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Giữa Ngày Xuân

Giữa ngày xuân nắng trải mênh môngChúng tôi đi, trên một bãi sông HồngNgười con gái, lượn quanh đồng, hớn hở;Quê em đó! Hàm răng em trắng nở.

Ôi quê em, tươi đẹp bãi nâu nonSông vòng quanh như đôi cánh tay trònÔm con nhỏ, ru trong lòng mát rượi.Mía lên mật, thân tím màu áo cướiĐồng ngô non, phơi phới tuổi xuân xanhQuê hương em đây, mùa ngọt lành.

Người con gái đi nhanh trên đê nhỏBước chân sáo, tóc lồng giữa gióBỗng nghiêng đầu, như chim lắng trời caoTiếng máy cày reo đâu đó, xôn xaoVà rúc rích tiếng ai cười trong mía…

Tôi muốn hỏi, như một chàng thi sĩNgẩn ngơ nhìn bát ngát dải phù saRằng: Đất trời, sông nước bao laVà xuân đó, người đây, tự bao giờ đẹp vậy?

Tôi muốn hỏi từng cây ngô mía ấyBãi sống này, đã mấy đau thương?Ôi những ngày xưa… sống ngâm da, chết ngâm xươngCâu hát cũ, tái tê lòng đất nước!

Nhưng cứ lặng, trông người con gái bướcHai cánh tay đưa trước, đánh đường xaNhư con thuyền quen vượt những phong baGiương ngực nở, đi đến bờ bến mới…

Hỡi em gái, hãy hát mùa xuân tới!

Mùa Thu Mới

Ngày mỗi ngày, từng chiếc lá tre xanhĐã mọc lên quanh những làng kháng chiến.Ngày mỗi ngày, từng miếng đất cỏ gianhĐã lật lên dưới lưỡi cày mới luyện.

Vui cứ đến, ngày mỗi ngày, nhỏ nhỏNhư từng cây cờ đỏ mọc trên đời.Vui cứ đến, tự bao giờ chẳng rõNhư suối ngầm trong đất chảy trăm nơi…

Bỗng hôm nay nghe mùa thu mới gọiBao nhiêu vui chất chứa bấy nhiêu ngàyÙa cả dậy, vui tràn đầy, chói loiNhững trái tim, những ánh mắt, bàn tay!

Ôi đâu phải, qua đêm dài lạnh cóngMặt trời lên là hết bóng mù sương!Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏngCuộc đời ta bỗng chốc hoá thiên đường!

Nhưng sắc đẹp đã ửng hường đôi máCộng hoà ta nay tuổi mới mười baSức đang lớn, chưa nở nang tất cảĐã vui rồi, môi đỏ nụ cười hoa!

Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngátGiữa đôi bờ rào rạt lúa ngô nonYêu biết mấy, những con đường ca hátQua công trường mới dựng mái nhà son!

Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứngCủa đời ta chập chững buổi đầu tiênTập làm chủ, tập làm người xây dựngDám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!

Yêu biết mấy, những con người đi tớiHai cánh tay như hai cánh bay lênNgực dám đón những phong ba dữ dộiChân đạp bùn không sợ các loài sên!

Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hótCa ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta!Mùa thu đó, đá bắt đầu trái ngọtVà bất đầu nở rộ những vườn hoa…

Người Con Gái Việt Nam

Em là ai? Cô gái hay nàng tiênEm có tuổi hay không có tuổiMái tóc em đây hay là mây là suốiĐôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giôngThịt da em hay là sắt là đồng?

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắtCho tôi nâng bàn tay em nắm chặtÔi bàn tay như đôi lá còn xanhTrên mình em đau đớn cả thân cành!

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộngEm đã sống lại rồi, em đã sống!Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nungKhông giết được em, người con gái anh hùng!

Ôi trái tim em, trái tim vĩ đạiCòn một giọt máu tươi còn đập mãiKhông phải cho em. Cho Lẽ phải trên đờiCho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

Từ cõi chết, em trở về, chói lọiNhư buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọiEm trở về, người con gái quang vinhCả Nước ôm em, khúc ruột của mình.

Em đã sống, bởi vì em đã thắngCả Nước bên em, quanh giường nệm trắngHát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưaSông Thu Bồn giọng hát đò đưa…

Cả Nước cho em, cho em tất cảMáu tiếp máu, cho lại hồng đôi máCho mái tóc em xanh lại ngày xuânCho thịt da em lại nở trắng ngần!

Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻĐôi gót đỏ lại trở về quê mẹEm sẽ đi, trên đường ấy thênh thangNhư những ngày xưa, rực rỡ sao vàng!

Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹpHãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thépNhư quê em gò nổi Kỳ LamHỡi em, người con gái Việt Nam!

Xem thêm:   Top 10 bài thơ tuyệt vời trong nhật ký tù

Bác Ơi!

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưaĐời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…Chiều nay con chạy về thăm BácƯớt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quenĐến bên thang gác, đứng nhìn lênChuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với aiThơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!Còn đâu bóng Bác đi hôm sớmQuanh mặt hồ in mây trắng bay…

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơiNăm canh bớt nặng nỗi thương đờiBác ơi, tim Bác mênh mông thếÔm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đauNỗi đau dân nước, nỗi năm châuChỉ lo muôn mối như lòng mẹCho hôm nay và cho mai sau…

Bác sống như trời đất của taYêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoaTự do cho mỗi đời nô lệSữa để em thơ, lụa tặng già.

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhàMiền Nam mong Bác, nỗi mong chaBác nghe từng bước trên tiền tuyếnLắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minhVui mỗi mầm non, trái chín cànhVui tiếng ca chung hoà bốn biểnNâng niu tất cả, chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng conMột đời thanh bạch, chẳng vàng sonMong manh áo vải hồn muôn trượngHơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiềuNghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều.

Bác đã lên đường, theo tổ tiênMác – Lê-nin, thế giới Người HiềnÁnh hào quang đỏ thêm sông núiDắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơnYêu Bác, lòng ta trong sáng hơnXin nguyện cùng Người vươn tới mãiVững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

Ý Xuân

Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mớiBạn đời ơi, vui chút với trời hồng!

Hết lạnh rồi, gió bắc với mưa đôngĐây nắng tới với chim ca lanh lảnhThì vui chút cho hồn thêm nhựa mạnhGân thêm săn và máu hận thêm nồng!Đời lạt mùi và đau đớn bất côngLà để việc cho đời xuân sức khoẻ.Kiêu hãnh chút, bạn đời ơi, tuổi trẻSay tương lai là tuổi của anh hùng!Đứng lên đi, xây dựng cuộc đời chungNắm tay sắt quyết đồng tâm lật đổCả chế độ hung tàn gây thống khổVà tị hiềm, và gian dối, điêu vong!Đứng lên đi, hỡi tuổi trẻ xung phongSóng cách mạng đang gầm rung thế giới!

Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mớiBạn đời ơi, vui lắm, cả trời hồng!

Mưa Rơi

Mưa rơi đầm lá cỏMái tóc em ướt rồi,Đôi má em bừng đỏMuốn hôn quá… mà thôiSợ em mình xấu hổCầm hai bàn tay nhỏXa nhau, chẳng muốn rời.

Em đi, đường đất mưa rơiBùn non son quánh chân đồi Phù NinhEm đi anh nhớ dáng hìnhCái khăn mỏ quạ, cái mình áo nâuChiều nay heo hút rừng sâuMưa nguồn suối lũ biết đâu mà tìm?Ước gì anh hoá thành chimBay theo em, hót cho tim đỡ buồn!

Tạm Biệt

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất,Còn mấy dòng thơ, một nắm tro.Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất,Sống là cho. Chết cũng là cho.

Mồ Côi

Con chim non rũ cánhĐi tìm tổ bơ vơQuanh nẻo rừng hiu quạnhLướt mướt dưới dòng mưa.

Con chim non chiu chítLá động khóc tràn trềChao ôi buồn da diếtChim ơi biết đâu về.

Gió lùa mưa rơi rơiTrên nẻo đường sương lạnhĐi về đâu em ơiPhơi thân tàn cô quạnh!

Em sưởi trong bàn tayCho lòng băng giá ấmLìa cành lá bay bayNhư mảnh đời u thảm!

Con chim non không tổTrẻ mồ côi không nhàHai đứa cùng đau khổCùng vất vưởng bê tha

Rồi ngày kia rã cánhRụi chết bên đường đi…Thờ ơ con mắt lạnhNhìn chúng: “Có hề chi!”

Quyết Hy Sinh

Các anh chị bước lên đài gươm máyĐầu sắp rơi mà môi vẫn cười tươi!Chỉ còn đây một giây sống nữa thôiMà mắt đó vẫn trông đời bình thản.Giữa lúc giặc hằm hằm tay lắp đạnAnh hùng lên tấm ván vẫn hiên ngangVẫn oai nghi, như bao thuở, đường hoàng!Hơi chiến sĩ vẫn rền vang, dõng dạc:“Hỡi giặc Pháp, tám mươi năm tội ácTrên đầu bay. Sống thác ta cần chi!Giết ta đi, lũ khốn, giết ta điMáu ta thấm vào muôn lòng rên xiếtBay sẽ thấy cả Việt Nam đoàn kếtĐứng phắt lên, giết chết cả loài bayĐứng phắt lên, chặt đứt xích xiềng này!Một thây ngã, một trăm đầu xốc tớiTrăm đầu rụng, thì muôn chân lính mớiSẽ xông lên! Cờ phấp phới bay caoSẽ không rơi xuống đất một giây nàoKèn xung trận kêu gào muôn chiến sĩQuyết chiến thắng, hỡi đồng bào, đồng chí!“Nước Việt Nam độc lập…!”Ôi thương đauLời chưa xong chiến sĩ đã rơi đầu!Các anh chịHãy ngàn năm yên nghỉ!Bao lời ngọc, chúng tôi ghi xương tuỷVà xin thề trước Bóng dáng thiêng liêng:Quyết hy sinh, phá tan hết gông xiềngCho Tổ quốc muôn muôn năm độc lập!

Lượm

Ngày Huế đổ máuChú Hà Nội vềTình cờ chú cháuGặp nhau Hàng Bè.Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênhCa-lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng…- “Cháu đi liên lạcVui lắm chú àỞ đồn Mang CáThích hơn ở nhà!”Cháu cười híp mí,Má đỏ bồ quân:- “Thôi, chào đồng chí!”Cháu đi xa dần…Cháu đi đường cháuChú lên đường raĐến nay tháng sáuChợt nghe tin nhà.Ra thếLượm ơi!Một hôm nào đóNhư bao hôm nàoChú đồng chí nhỏBỏ thư vào baoVụt qua mặt trậnĐạn bay vèo vèoThư đề “Thượng khẩn”Sợ chi hiểm nghèo?Đường quê vắng vẻLúa trổ đòng đòngCa-lô chú béNhấp nhô trên đồng…Bỗng loè chớp đỏThôi rồi, Lượm ơi!Chú đồng chí nhỏMột dòng máu tươi!Cháu nằm trên lúaTay nắm chặt bôngLúa thơm mùi sữaHồn bay giữa đồng…Lượm ơi, còn không?Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênhCa-lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng…

Đừng nên bỏ lỡ 🍃Những Bài Thơ Về Mẹ Của Tố Hữu🍃 Chùm Thơ Hay Nhất

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Tố Hữu

Là một nhà thơ nổi tiếng, vậy Tố Hữu trong mắt những nhà thơ, nhà phê bình văn học khác sẽ như thế nào? Dưới đây là những đánh giá, nhận định về Tố Hữu, bạn có thể đọc thêm.

  • Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu. (Hoài Thanh)
  • Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. (Xuân Diệu)
  • Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ. (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)
  • (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)
  • Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca (Đặng Thai Mai – Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy).
  • Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ. (Hoàng Trung Thông – Chặng đường mới của chúng ta, 1961)
  • Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý. (Chế Lan Viên – Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu)
  • Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại. (Bình luận văn học, 1964, Như Phong)

Tặng bạn ❤️️Thơ Tố Hữu Về Bác Hồ ❤️️Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Nhất

Related Posts