Đất nước Trung Quốc luôn là cái nôi của văn hóa thế giới và sở hữu một kho tàng văn học cổ điển và hiện đại vô cùng phong phú. Trong số đó, có 4 tác phẩm được biết đến là “Tứ đại danh tác”. Những kiệt tác văn học này đã cuốn hút hàng triệu độc giả và trở thành tượng đài văn học bất diệt của Trung Quốc.
Giới thiệu về Tứ đại danh tác
Tứ đại danh tác (tiếng Trung: 四大名著) là cụm từ để chỉ 4 tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Những tác phẩm này được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện:
- Tam quốc diễn nghĩa (三国演义) của tác giả La Quán Trung.
- Thủy hử (水浒专) của tác giả Thi Nại Am.
- Tây Du Ký (西.游.记) của tác giả Ngô Thừa Ân.
- Hồng lâu mộng (红楼梦) của tác giả Tào Tuyết Cần.
Nội dung tác phẩm
Tam Quốc Diễn Nghĩa
Bối cảnh tiểu thuyết
Tam quốc diễn nghĩa, hay còn gọi là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14. Tác phẩm này kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (khoảng từ năm 220 đến năm 280) và tác giả đã viết theo phương thức kết hợp giữa sự thật và hư cấu. Tam Quốc Diễn Nghĩa được đánh giá là một trong những kiệt tác văn học cổ điển Trung Quốc hàng đầu.
Nội dung
Tiểu thuyết này kể về câu chuyện lịch sử kéo dài hơn một trăm năm. Dưới bàn tay tài hoa của La Quán Trung, các sự kiện lịch sử không bị rối tung mà được phân chia và diễn giải một cách hợp lý, logic. Tác phẩm phản ánh nguyện vọng tha thiết của nhân dân trong thời đại đó, khi mà họ mong muốn có một vị vua yêu nước, xây dựng một đất nước thống nhất và hoà bình. Tam Quốc Diễn Nghĩa còn thể hiện khát vọng của nhân dân để lật đổ triều Nguyên của người Mông Cổ và xây dựng lại vương triều mới do dòng máu người Hán cai trị.
Thủy Hử
Cảm hứng viết truyện
Thủy Hử lấy cảm hứng từ những vị anh hùng thời xưa và kết hợp với những điển cố, điển tích lịch sử. Tác phẩm cũng tận dụng tối đa các đặc trưng của con người Trung Quốc. Thủy Hử trong tiếng Trung có nghĩa là “bờ nước”.
Cốt truyện
Thủy Hử xoay quanh nhóm 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, những người chống lại triều đình và quyết định lên Lương Sơn trở thành giặc cướp. Thi Nại Am đã mô tả chi tiết quá trình tập hợp của các anh hùng, từng cá nhân có hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng đều chung niềm bất bình với sự áp chế, bóc lột của chính quyền. Từng nhóm anh hùng được tập hợp và đoàn kết về Lương Sơn.
Tây Du Ký
Thủ pháp nghệ thuật
Tây Du Ký là tác phẩm thể hiện trí tưởng tượng đỉnh cao của tác giả thông qua chủ nghĩa lãng mạn. Tác phẩm kế thừa và phát huy thần thoại cổ đại Trung Quốc và thể hiện sự tưởng tượng phong phú của dân tộc Trung Hoa.
Nội dung tác phẩm
Tây Du Ký kể về hành trình của nhà sư Trần Huyền Trang và ba đệ tử đi Tây để thỉnh kinh. Trong hành trình này, họ gặp phải 82 kiếp nạn và cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ, thỉnh được chân kinh.
Hồng Lâu Mộng
Cảm hứng viết truyện
Tác giả Tào Tuyết Cần đã tận dụng sự chuyển biến trong cuộc sống gia đình để sáng tạo ra tác phẩm này. Hồng Lâu Mộng là chuyện tình giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, qua đó tác giả đã phản ánh xã hội thời bấy giờ và sự chuyển tiếp giữa tư tưởng cổ hủ lạc hậu và tiến bộ.
Bút pháp nghệ thuật
Hồng Lâu Mộng đánh dấu sự chuyển biến mới của thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Các nhân vật được miêu tả nội tâm sâu sắc, kịch tính và đầy mâu thuẫn.
Vị trí của tác phẩm
Hồng Lâu Mộng mang đến cho bạn đọc hiểu biết sâu xa về xã hội và con người Trung Quốc thời bấy giờ. Tác phẩm này còn đã mở ra một ngành học chuyên nghiên cứu về nó, được gọi là Hồng học. Hồng Lâu Mộng xứng đáng là một trong những kiệt tác văn học của nhân loại.
Có thể nói, bốn tác phẩm này là những kiệt tác văn học của Trung Quốc. Chúng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến trên toàn thế giới. Hãy thử đọc những tác phẩm này bằng tiếng Trung để tìm hiểu thêm về văn hóa và triết lý Trung Quốc.